Rạng sáng ngày 17.2.1979, quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu. 40 năm trôi qua nhưng những hình ảnh bi hùng của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta vẫn còn đọng lại…

Những khoảnh khắc bi hùng về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979

TIỂU VŨ | 14/02/2019, 06:07

Rạng sáng ngày 17.2.1979, quân xâm lược Trung Quốc bất ngờ nổ súng tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Lai Châu. 40 năm trôi qua nhưng những hình ảnh bi hùng của cuộc chiến bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta vẫn còn đọng lại…

Cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc của quân và dân ta chỉdiễn ra trong thời gian ngắn (17.2 – 18.3.1979), tuy nhiên quy mô lại cực lớn. Quân Trung Quốctiến công đồng loạt, ồ ạt với nhiều trọng điểm, chiều sâu trung bình từ 10 đến 20 km, có nơi vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam tới 40 – 50 km như thị xã Cao Bằng, Tài Hồ Xìn, phố Lu...

Tin trên báo Quân Đội Nhân Dân

Dưới sự chống trả anh dũng của quân và dân ta, đến ngày 18.3.1979 quân Trung Quốcđã rút khỏi lãnh thổ nước ta. Về mặt lý thuyết ngày 18.3 được gọi là ngày kết thúc cuộc chiến biên giới phía Bắc, nhưng trên thực tế từ đó đến đầu năm 1989, 6 tỉnh biên giới nước ta không một ngày bình yên bởi pháo kích và những xâm lấn của quân Trung Quốc.

Khó có thể nói hết tinh thần chiến đấu anh dũng quật cường và sự hy sinh mà quân và dân ở các tỉnh biên giới phía Bắc trong khoàng thời gian ấy. Thế nhưng, khi tổ quốc bị xâm lăng, quân và dân ta vẫn kiên cường trụ bám đánh địch, giữ vững trận địa, tổ chức phản công giành lại từng tấc đất của tổ quốc.

40 năm trôi qua, bằng cách này hay cách khác, những hình ảnh bi về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc vẫn được gìn giữ một cách trân trọng để nhắc nhớ về những ngày tháng không thể nào quên của đất nước…

BáoQuân đội Nhân dânđăng tải :"4 giờ 17 phút ngày 17.2.1979, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc giội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy…".

Thông Tấn Xã Việt Namđăng tải bức ảnh người chiến sĩcầm súng B.41 đứng bên cột mốc biên giới số 0 ở Lạng Sơn đã trở thànhbiểu tượng của cuộcchiến bảo vệbiên giới phía Bắc1979.

Hình ảnh nhà dân ở phố Nhị Thanh, khu Kỳ Lừa bị quân Trung Quốc xâm lược phá hủy trên báo Nhân Dân tháng 2.1979.

Hai đứa trẻ ởthị xã Cao Bằng ngược đường quốc lộ, băng rừng di tản về hướng Bắc Kạn, Thái Nguyên.

Một nữ chiến sĩ bế em bé bị lạc mẹ khiđi tản cư tại chân cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng)

Cầu sông Bằng (Cao Bằng) bị quân Trung Quốc đánh sập vào ngày tháng 2.1979 - Ảnh: Trần Mạnh Thường

Nơi quân Trung Quốc đi qua chúng giết cả trâu bò - phương tiệnvận chuyển và sản xuất của người dân - Ảnh: Trần Mạnh Thường

Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979.

Một nhà báo bị thương trong quá trình tham gia tác nghiệp đang đượcđội đưa về tuyến sau.

ÔngNông Văn Ất ở xã Hưng Đạo (Cao Bằng) bật khóc khi trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về cái chết của vợ con. Chị Nguyễn Thị Hải, vợ anh đang mang bầu 6 tháng cùng bốn đứa con, lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi đều bị giết chết rồi ném xuống giếng - Ảnh:Trần Mạnh Thường

BàNông Thị Ty, người dân thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo còn sống sót sau trận càn quét của quân Trung Quốc trả lời nhà báo Tiệp Khắc. Tại thôn này, 43 dân thường gồm người già, trẻ em, phụ nữ mang thai bị giết hại.

Bộ độita hành quânCao Bằng, vào ngày 25.2.1979 hình ảnh trên báo QĐND.

Trên đường ra mặt trận.

Quân chủ lực của Việt Nam trên trận địa phải đối đầu với quân Triung Quốcđông gấp 12 lần, được yểm trợ bởi hỏa lực mạnh, vì vậy bêncạnh những chiến sĩchínhquy còn có cả lực lượng dân quân - Ảnh: Tư liệu

Các thiếu nữ dân tộc Tày chuyển lương thực cho bộ đội - Ảnh: Trần Mạnh Thường

Chiến sĩ đơn vị 12 đang đánh đuổi quân xâm lược Trung Quốc - Ảnh: Hải Nam (Xưởng phim quân đội)

Những chuyến hàng được vận chuyển lên biên giới phía Bắc.

Ngày 5.3.1979Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ký sắc lệnh 29 - LCT ra lệnh tổng động viên trên cả nước. Hàng vạn thanh niên các tỉnh biên giới và toàn quốc nhanh chóng ghi danh nhập ngũ - Trong ảnh là thanh niên đăng ký lên đường bảo vệ tổ quốc.

Trên chiến trường Vị Xuyên 1979.

Sẵn sàng hi sinh để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc.

Xác xe tăng Trung Quốc bị bắn hạ taibản Sẩy (Hòa An, Cao Bằng).

Súng chống tăng, đạn B41, súng trung liên, đại liên của quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam thu được.

Một chiến sĩ của tagiữ tù binh Trung Quốc - Ảnh: Tư liệu

Dân quân đang giữ tù binh Trung Quốc - Ảnh: Tư liệu

Những tên lính Trung Quốc xâm lược bị quân và dân Cao Bằng, Lạng Sơn bắt - Ảnh: Thế Thuần (TTXVN)

Tù binh sau trận đánh Chậu Cảnhthuộc mặt trận Lạng Sơn.

Bộ đội ta mừng chiến thắng.

Tin, bài trên báo Quân đội Nhân dân năm 1979 - Ảnh tư liệu

Tiểu Vũ - Ảnh: Tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những khoảnh khắc bi hùng về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979