Thị trường bất động sản đã xuất hiện một số doanh nghiệp bị khách hàng khiếu nại, tố cáo do hoạt động kinh doanh không lành mạnh, thậm chí có nhiều hành vi lừa đảo. Việc này đã ảnh hưởng đến khách hàng, tác động tiêu cực đến thị trường.

Nở rộ tình trạng doanh nghiệp lừa đảo mua bán nhà đất

Phan Diệu | 30/11/2017, 13:20

Thị trường bất động sản đã xuất hiện một số doanh nghiệp bị khách hàng khiếu nại, tố cáo do hoạt động kinh doanh không lành mạnh, thậm chí có nhiều hành vi lừa đảo. Việc này đã ảnh hưởng đến khách hàng, tác động tiêu cực đến thị trường.

Đây là nhận định của nhiều chuyên gia tại tọa đàm “Thị trường bất động sản: đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội” do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổ chức chiều 29.11.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, trong năm 2017, Hiệp hội đã cảnh báođến cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luậtcác công ty bất động sản trong thành phốvới gần 20 văn bản để bảo vệ quyền lợi của người mua nhà.

Mới đây, Hiệp hội cũng đã cảnh báo đến người tiêu dùng hết sức cẩn trọng đối với công ty cổ phần địa ốc Alibaba, khi doanh nghiệp tự nhận là chủ đầu tư dự án khu đô thị Tây Bắc Củ Chi để tiến hành huy động vốn của khách hàng theo hình thức đặt chỗ dù thành phố chưa phê duyệt dự án.

Trên địa bàn TP.HCM, phần lớn chủ đầu tư kinh doanh bất động sản đều có trách nhiệm khi đưa ra thị trường nhiều sản phẩm, phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường cũng đã xuất hiện một số doanh nghiệp bị khách hàng khiếu nại, tố cáo do hoạt động kinh doanh không lành mạnh. Việc này đã ảnh hưởng đến khách hàng, tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản.

Tương tự, Luật sư Trương Thị Hoà cũng cho rằng, thời gian qua đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp có các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như huy động vốn trái phép, chiếm dụng vốn góp của khách hàng, triển khai dự án không đúng quy hoạch, bán một sản phẩm cho nhiều người...

Hiện nay, có nhiều luật đã quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

Cụ thể, Luật Dân sự quy định những giao dịch dân sự vi phạm đạo đức xã hội, những chuẩn mựcxử sự chung sẽ bị vô hiệu. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong giao dịch bất động sản cũng là trái chuẩn mực đạo đức xã hội.

Luật Kinh doanh Bất động sản cũng quy định rõ ràng những hành vi bị cấm, trong đó có quy định kinh doanh bất động sản phải công khai, minh bạch.

Đáng chú ý, kể từ1.1.2018, Bộ Luật Hình sự quy định trong kinh doanh bất động sản sẽ có những hành vi gian lận, lừa đảo bị xử lý hình sự. Đơn cử như việc huy động, chiếm dụng vốn trái phép của bên mua nhà ở hình thành trong tương lai không đúng mục đích trong cam kết.

Luật Nhà ở quy định những hành vi vi phạm đạo đức trong kinh doanh bất động sản như việc xây dựng dự án phải đúng mục đích, đúng thiết kế và đem đến lợi ích cho người mua. Việc sử dụng tiền của khách hàng cho mục đích khác là vi phạm pháp luật.

Trong khi đó, Luật Cạnh tranh quy định việc kinh doanh phải thực hiện theo nguyên tắc trung thực, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước và người dân. Doanh nghiệp cần giữ đạo đức trong kinh doanh, việc quảng cáo không lành mạnh, đưa thông tin gian dối như giá cả, chất lượng, thời hạn… gian dối cũng là sai phạm.

Hay nhiều đơn vị vi phạm Luật Quảng cáo như sử dụng từ ngữ các tuyệt đối, ví dụ từ “nhất”, “số 1” mà không có số liệu chứng minh. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có các điều luật nhằm mục đích quy định việc thực hiện đạo đức trong kinh doanh.

“Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã làm tốt, làm trúng nhưng nhiều đơn vị lại làm không tốt, vi phạm hình sự gây bức xúc trong xã hội thời gian vừa qua. Do vậy, cần phải làm rõ và xử lý những hành vi kinh doanh trái pháp luật để khách hàng thấy doanh nghiệp bất động sản đang làm ăn minh bạch. Những con sâu làm rầu nồi canh cần bị xử lý để làm sạch thị trường. HoREA cần phải quy định nội quy về đạo đức trong kinh doanh bất động sản đối với các hội viên”, bà Hòa nói.

Đồng quan điểm, TS. Đỗ Thị Loan - Phó chủ tịch HoREA cũng nhận định, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội đầu tiên của doanh nghiệp bất động sản không chỉ là làm ra nhà ở, giải quyết nhu cầu cho người dân, tạo công ăn việc làm cho nhân viên mà còn các hoạt động từ thiện… Ngoài ra, đạo đức kinh doanh bất động sản còn là câu chuyện chia sẻ lợi nhuận.

Mặc dù vậy, vấn đề này không phải là chuyện dễ rạch ròi bởi thủ tục hành chính hiện nay vẫn còn nặng nề. Nhiều doanh nghiệp vẫn phải mất số tiền lớn để “bôi trơn” các chi phí, thủ tục hành chính dẫn đến việc thiếu đội giá bán. Cuối cùng, người mua vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi. Chưa kể, nhiều chủ đầu tư còn chậm bàn giao nhà cho khách hàng nhưng lại không chịu nộp phạt.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nở rộ tình trạng doanh nghiệp lừa đảo mua bán nhà đất