Có hai lý do chính mà một người đến Varanasi, Ấn Độ là tham quan hoặc chờ chết.

Nơi chỉ đón khách tứ phương và người chờ chết

VNE | 10/01/2018, 17:34

Có hai lý do chính mà một người đến Varanasi, Ấn Độ là tham quan hoặc chờ chết.

Nếu quyết định ghé thành phố Varanasi ở Ấn Độ, du khách cần chuẩn bị tinh thần để chứng kiến những lễ nghi tại đây. Dưới đây là lời kể của Gavin Fernando, phóng viên News, về những ấn tượng của anh trong chuyến thăm thành phố nằm bên dòng sông Hằng linh thiêng này.

Người Ấn thường mặc trang phục sáng màu, chủ yếu là vàng và cam, khi đưa tang người quá cố. Ảnh:Gavin Fernando.

Thành phố của những lễ tang

Varanasi, thành phố tại bang Uttar Pradesh thuộc miền trung Ấn Độ, là một trong những nơi cổ kính và linh thiêng nhất trong tôn giáo và truyền thuyết Hindu. Người địa phương tin rằng nếu ai đó được hỏa táng ở đây sau khi chết, linh hồn của họ sẽ được yên nghỉ trên thiên đàng mãi mãi. Thậm chí một số khách sạn tại đây mở ra chỉ đón những người cao tuổi hấp hối.

"Ghat" trong tiếng Hindu nghĩa là cầu thang dẫn xuống bờ sông. Đó là địa điểm hút tới hơn 40.000 lượt khách nước ngoài mỗi năm. Ghé sông Hằng bất cứ lúc nào, du khách dễ dàng thấy người dân tắm gội dưới dòng nước thiêng. Có thể trong mắt người ngoài đó là dòng sông ô nhiễm, nhưng người Ấn Độ quan niệm nước sông Hằng sẽ gột rửa mọi điều xấu xa.

Khắp các khu phố tấp nập những gánh hàng rong bán bánh samosa chiên, hàng lưu niệm có mặt ở mọi ngóc ngách. Nhưng phần lớn khách du lịch đến đây không phải để mua sắm, mà vì muốn xem nghi lễ hỏa táng của người Ấn Độ.

Người dân và du khách tập trung tại ghat để xem nghi lễ hỏa táng. Ảnh:Gavin Fernando.

Câu chuyện từ người trong cuộc

Là một người mắc chứng ám ảnh với tử thi, tôi ghét những bộ phim có zombie, luôn phải nín thở khi đi qua nghĩa trang và tránh đứng cuối hàng người nhìn mặt ai đó lần cuối trong lễ tang. Tuy nhiên, lần này tôi quyết tâm đối mặt với nỗi sợ của chính mình để tìm hiểu nghi thức hỏa táng tại Varanasi thực hư như thế nào.

Vào một buổi chiều muộn, một người đàn ông tên Rahul đồng ý chở tôi trên chiếc thuyền nhỏ đến nơi quan sát nghi thức.

"Bạn không sợ xác chết, đúng không?", anh tahỏi khi vừa rời bến đỗ. Tôi không trả lời.

Khi đang ở giữa dòng sông, đột nhiên, tiếng trống, tiếng ca dồn dập làm vang động cả bầu không khí. Xuyên qua những tia nắng hoàng hôn còn vương lại, chúng tôi thấy khoảng hai mươi người đàn ông đang bọc một thứ gì đó trên chiếc xuồng tiến gần bờ. Lại gần xem, tôi phát hiện đó là một thi thể trong vải màu cam đang được đặt lên cáng tre.

Thi thể được đặt cẩn thận dọc các bậc đá hướng xuống dòng sông, trước sự chứng kiến của mọi người. Hàng chục du khách ngồi trên thuyền, lặng yên quan sát nghi lễ linh thiêng. Hàng trăm người đàn ông Ấn Độ hô vang và ném gỗ lên đài hỏa táng. Lễ tang thường diễn ra trong không khí trầm mặc, tuy nhiên cảnh tượng này như phản chiếu vẻ hỗn loạn của thành phố.

Nghi lễ hỏa táng chuẩn bị bắt đầu. Ảnh:Gavin Fernando.

Rahul cảnh báo rằng, chụp hình những thi thể là điều bất kính với người quá cố và gia đình họ.Tuy vậy nhiều du khách xung quanh có thể không biết hoặc không quan tâm; vẫnhướng máy ảnh về phía ngọn lửa bập bùng mà bấm liên tục.

Tôi sau đó đã chuyển sang thuyền của Suraj, một thầy tế làm lễ tại ghat, để trò chuyện. Ôngcho biết: “Hỏa táng là nghi lễ của đạo Hindu, theo đó linh hồn sẽ được gột rửa tội lỗi và giải phóng khỏi thân xác. Nghi lễ hỏa táng được coi trọng bởi đó là cách đưa linh hồnđến cõi niết bàn”.

Theo lời thầy tu này, chỉ đàn ông mới được tham dự nghi lễ, do phụ nữ dễ than khóc vì xúc động. Nước mắt và nỗi buồn sẽ khiến linh hồn không được siêu thoát. Vì vậy, phụ nữ Ấn Độ thường ở nhà để tưởng nhớ người quá cố.

Máy ảnh vẫn liên tục nháy xung quanh khi chúng tôi trò chuyện, tôi hỏi Suraj rằng liệu các gia đình có buồn trước các hành xử của du khách hay không.

“Với chúng tôi đây không phải là nghi thức của cái chết. Đó là một nghi thức của sự sống. Một nghi lễ tâm linh kết nối con người”, Suraj trả lời. Ông chia sẻ,người Ấn Độ dù giàu hay nghèo đều có mặt giúp đỡ gia đình của người quá cố. Họ mặc những trang phục có màu sắc tươi sáng và tụ tập xung quanh giàn hỏa táng. Tang gia tuy có đau buồn, tuy nhiên cũng có niềm vui trong đó.

Suraj nhận định rằng ai đó sẽ phải tội nếu nói rằng Varanasi là thành phố chết chóc. Đầu năm nay, trangCNN đã phải nhận phản ứng dữ dội từ khán giả trực tuyến sau khi phát hành một đoạn phim tài liệu về Varanasi, mang tên “Thành phố của người chết”.

Các diễn giả, tác giả và nhà báo có tiếng tại Ấn Độ chỉ tríchCNNkhắc họa về Varanasi thiếu chân thực và đi ngược lại với đạo Hindu, đồng thời nhấn mạnh đây là “thành phố lâu đời nhất”và cũng là “Thành phố của cuộc sống”.

Trong ánh hoàng hôn tràn ngập, Rahul bắt đầu nổ máy thuyền, Suraj lại gần tôi và hỏi: “Anh có tin vào nhân quả không?Tôi tin là có. Tôi đã giúp anh thấy cảnh tượng này, giờ anh đáp lễ bằng cách nào? Trả tiền đi rồi anh sẽ gặp điều lành”.

Ông ta tiếp tục: “Một số người trả 2.000 rupee (hơn 710.000 đồng), những người khác đưa 5.000 rupee (khoảng 1,7 triệu đồng), tùy tâm”.

Có lẽ chẳng có gì thực sự thiêng liêng khi ai đó kiếm tiền từ những nghi lễ này.

Theo VnExpress

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nơi chỉ đón khách tứ phương và người chờ chết