Lịch sử cách mạng nước nhà luôn gắn liền với tên tuổi của rất nhiều trí thức yêu nước đi theo Cách mạng, và họ đã trở thành những nhà lãnh đạo uy tín của đất nước từ thời thành lập nước. Cố Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 3 và 4 nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Phó Ban Thường trực Quốc hội khóa 1 - cụ Tôn Quang Phiệt (1900-1973) là một trong những nhân vật như thế. Họ là những bậc tiền bối được rất mực kính trọng.

Nỗi niềm 20 năm về chuyện chờ đặt tên đường

quốc phong | 10/04/2019, 14:48

Lịch sử cách mạng nước nhà luôn gắn liền với tên tuổi của rất nhiều trí thức yêu nước đi theo Cách mạng, và họ đã trở thành những nhà lãnh đạo uy tín của đất nước từ thời thành lập nước. Cố Tổng thư ký Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 3 và 4 nước CHXHCN Việt Nam, nguyên Phó Ban Thường trực Quốc hội khóa 1 - cụ Tôn Quang Phiệt (1900-1973) là một trong những nhân vật như thế. Họ là những bậc tiền bối được rất mực kính trọng.

Đi trước mà hóa... đi sau

Cho đến nay, cả nước đã có 4 tỉnh, thànhđã gắn biển phố mang tên cụ, đó là chưa tính TP.HCM, cho dù Ủyban Nhân dân thành phố này đã ban hành quyết định đặt tên Tôn Quang Phiệt cho một đường phố ở quận Gò Vấp ngay từ rất sớm, từ 13.7.1999 (số 4010/1999/QĐ-UB-VX) để thực hiện NQ của HĐND thành phố đã thông qua.

Vậy mà chỉ còn 3 tháng nữa là sẽ tròn 20 năm chẵn, tên của cụ vẫn chưa được gắn biển như Nghị quyết thành phố này đã ban hành. Gia đình của cụ thắc mắc lên chính quyền từ năm 2016 và đến 2017 thì Sở Văn hoá và Thể thao TP.Hồ Chí Minh đã có văn bản yêu cầu chính quyền quận Gò Vấp giải trình lý do tại sao sau 17năm, quyết định đặt tên đường phố Tôn Quang Phiệt vẫn bặt vô âm tín? Điều hài hước còn ở chỗ, không hiểu sao, nay đoạn phố này lại mang tên một người khác là phụ nữ mà không mấy ai biết lý do vì sao lại có chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia!”

—————

Ông Tôn Quang Phiệt (người Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tốt nghiệp Trường Quốc học Vinh rồi học tiếp Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương). Ngay từ năm 1925, ông đã cùng ông Đặng Thai Mai, Phạm Thiều... sáng lập tổ chức Việt Nam Nghĩa đoàn, tham gia đấu tranh đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu.Tổ chức này sau đó được thống nhất với Hội Phục Việt của Lê Văn Huân và Trần Mộng Bạch ở Vinh, và Tôn Quang Phiệt được cử làm Hội trưởng Hội Phục Việt. Hội Phục Việt đổi tên thành Hội Hưng Namrồi cuối cùng là Đảng Tân Việt (1928), một trong những tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam bây giờ. Khi ra đời Đảng Cộng sản Đông Dương, ông đã tham gia ngay từ khi thành lập.

Năm 1946, ông trở thành Đại biểu Quốc hội khóa1 và tham gia vào Ủyban dự thảo Hiến pháp Việt Nam năm 1946.Ông là Đại biểu Quốc hội từkhóa1 đến khóa4 và đã từng đảm nhận nhiều chức vụ trong Quốc hội như Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội khóa 1 (kiểu như chức danh Phó Chủ tịch Quốc hội sau này - NV), Ủyviên Ủyban Thường vụ Quốc hội và Tổng Thư ký Ủyban Thường vụ Quốc hội khóa3 và 4. Ông rất vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và năm 2010 được truy tặng Huân chương Sao Vàng.

——————

Không muốn “chạy” vì sợ xúc phạm vong linh người quá cố

Hôm mới đây, tôi có dịp tiếp xúc với Phó giáo sư, tiến sĩ Văn học Tôn Thị Thảo Miên. Khi biết tôi là người viết báo, chị đã chotôi biết một câu chuyện của gia đình chị, một câu chuyện mà chỉ nghe qua cũng không tài nào tin nổi bởi sự tắc trách của bộ máy chính quyền các cấp ở thành phố mang tên Bác Hồ.

Ai cũng nghĩ và những tưởng thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vốnđầy năng động, luôn ”đi trước đón đầu”(!). Và ở một khía cạnh nào đó vẫn đúng. Chính thành phố này được xem là địa phương sớm nhất trong cả nước ra quyết định đặt tên đường phố Tôn Quang Phiệt.

Thế nhưngđến nay điều này vẫn chưa hề có và không một ai hiểu lý do tại sao. UBND quận Gò Vấp hình như cũng quên luôn không thèm giải trình chính quyền thành phố, để thành phố còn biết mà trả lời đơn thư của gia đình đương sự khi họ thắc mắc.

PGS, TS Tôn Thị Thảo Miên là cháu nội của cụ Tôn Quang Phiệt và là trưởng nữ của con trai trưởng cụ Tôn Quang Phiệt, cố nhà giáo Tôn Gia Ngân, một nhà nghiên cứu văn học phương Tây rất có uy tín của nước nhà những năm 60-70 của thế kỷ trước và đã ra đi vào độ tuổi đang độ cống hiến cho khoa học sung sức nhất.

Chị Thảo Miên tâm sự thật lòng rằng trong gia tộc chị hiện nay đều cảm thấy rất buồn chuyện này. Thế nhưng không ai muốn “chạy” để người thân của họ được vinh danh như thế bởi tính tự trọng ở gia tộc trí thức này rất đặc biệt. Họ muốn được vinh danh đàng hoàng và xem đó như một niềm tự hào đối với dòng họ, và sợ rằng nếu lại “chạy” thì sẽ xúc phạm tới vong linh người quá cố.

Chị Thảo Miên đã cho tôi biết :

“Căn cứ theo quyết định số 4010/1999/QĐ-UB-VX ký ngày 13.7.1999 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh về việc đặt tên đường mới, tên ông Tôn Quang Phiệt là một trong 142 con đường mới được đặt trong nội thành TP.HCM, cụ thể là tại Phường 17, Quận Gò Vấp, đoạn vào cứ 26, từ Nguyễn Oanh đến đường 26/3, dài 1.000m, lộ giới 12m. Tuy nhiên, từ khi có quyết định đến nay gia đình đã đi tìm nhưng không hề thấy đường mang tên ông dù đến nay, chỉ còn 3 tháng nữa là tròn... 20 năm.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết Đường vào cứ 26 từ ngã 3 Phan Văn Trị đến 26/3, dài 1.200m, lộ giới 20m giờ lại có tên là Lê Thị Hồng (theo Quyết định số 14/2000/ QĐ-UB-VX ký ngày 07.4.2000 của Ủy ban nhân dân TP.Hồ Chí Minh), chúng tôi không hiểu hai con đường này có phải ở cùng một vị trí hay không?”

Một trí thức tiền bối đi theo Cách mạng, từng tham gia thành lập một đảng phái là một nhánh tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay. Những cống hiến của cụ Tôn Quang Phiệt đã được Tổ quốc ghi công qua những tấm huân chương cao quý nhất: Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao Vàng. Cụ xứng đáng được hậu thế tri ân mà việc đặt tên đường phố Tôn Quang Phiệt chính là một trong nhiều cách để chúng ta đáp đền công lao người quá cố. Chính vì thế, các thành phố như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,Thanh Hóa đến nay đã đặt tên phố trên địa phương mình. Có lẽ nào thành phố Hồ Chí Minh, chỉ một việc nhỏ như thế bị kéo dài đến hai chục năm mà vẫn không rõ nguyên do vì sao quyết định của thành phố lại bị” mất hút “ dù họ từng là địa phương nghĩ đến chuyện này sớm nhất.

Một nỗi niềm xót xa, ngậm ngùi không của riêng ai!

Quốc Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗi niềm 20 năm về chuyện chờ đặt tên đường