Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định mới đã bổ sung đối tượng được vay vốn cũng như nâng mức cho vay không cần tài sản đảm bảo lên gấp 2 lần so với Nghị định cũ.

Nới rộng mức vay trong nông nghiệp lên gấp 2 lần

Một Thế Giới | 12/06/2015, 13:52

Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn vừa được Chính phủ ban hành. Nghị định mới đã bổ sung đối tượng được vay vốn cũng như nâng mức cho vay không cần tài sản đảm bảo lên gấp 2 lần so với Nghị định cũ.

Nghị định 55 bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã nhưng tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo Nghị định này, các tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.
Nghị định 55 còn quy định nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại, hợp tác xã... lên gấp 1,5-2 lần so với quy định hiện hành.
Cụ thể, đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được vay tối đa 50 triệu đồng.
Đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc doanh nghiệp được vay tối đa 100 triệu đồng.
Bên cạnh đó, các cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm sẽ vay tối đa 200 triệu đồng. Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh.
Ngoài ra, các hộ nuôi trồng thủy sản, khai thác hải sản xa bờ và các chủ trang trại sẽ được vay số tiền từ 500 triệu đồng tới 3 tỉ đồng, áp dụng tùy vào từng trường hợp.
Về cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay mới, Nghị định 55 cũng nêu rõ trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho tổ chức tín dụng do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng thì tổ chức tín dụng xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng.
Đồng thời căn cứ vào tính khả thi của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, thực hiện trả được nợ cũ và nợ mới cho tổ chức tín dụng.
Không những vậy, khách hàng khi tham gia mua bảo hiểm đối với đối tượng sản xuất nông nghiệp hình thành từ nguồn vốn vay, được tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay với mức tối thiểu 0,2%/năm so với lãi suất của các khoản cho vay cùng loại và có thời hạn tương ứng.
Song song đó, nghị định này quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng không phải nộp lệ phí chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản tại cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng và lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.
Nghị định 55 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2015.
Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nới rộng mức vay trong nông nghiệp lên gấp 2 lần