Ô nhiễm không khí làm thay đổi biểu hiện của các gien chứ không phải làm biến đổi các gien. Gây hậu quả tai hại nhất là chất sulfur dioxide. Nó ảnh hưởng đến 170 gien liên quan đến bệnh hen suyễn và các bệnh về tim mạch.

Ô nhiễm không khí nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh di truyền

Vũ Trung Hương | 09/03/2018, 07:57

Ô nhiễm không khí làm thay đổi biểu hiện của các gien chứ không phải làm biến đổi các gien. Gây hậu quả tai hại nhất là chất sulfur dioxide. Nó ảnh hưởng đến 170 gien liên quan đến bệnh hen suyễn và các bệnh về tim mạch.

Theo The Daily Mail, mọi người thường sợ hãi trước nguy cơ gia tăng các chứng di truyền thừa kế từ các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng ô nhiễm không khí nguy hiểm hơn nhiều so với nguy cơ mắc các chứng bệnh do di truyền. Ô nhiễm không khí làm thay đổi biểu hiện của các gien chứ không phải làm biến đổi các gien. Gây hậu quả tai hại nhất là chất sulfur dioxide. Nó ảnh hưởng đến 170 gien liên quan đến bệnh hen suyễn và các bệnh về tim mạch.

Các nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu ung thư tại Ontario (Canada)đã đi đến kết luận trên sau khi phân tích mức độ ô nhiễm ở TP.Montreal và các khu vực kém đô thị hóa hơn ở Canada, cũng như hồ sơ di truyền của hơn 1.000 cư dân địa phương. Các nhà nghiên cứu cũng tính đến sự hiện diện của ni tơ dioxite, sulfur dioxide và ô zôn trong không khí cũng như các hạt rắn có thể xâm nhập sâu vào phổi.

Kết quả là ở các thành phố lớn tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể so với ở vùng nông thôn. Và sự biểu hiện của các gien, đặc biệt là các gien liên quan đến chức năng của phổi, đã thay đổi nhiều hơn ở nhóm cư dân của các thành phố lớn nơi có tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Từ lâu, khoa học đã biết rằng môi trường sinh thái xấu ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏecon người. Nhưng mới đây, các nhà khoa học Đức ở Đại học Jena đã tìm cách xác định xemkhông khí ô nhiễm chất nào thì nguy hiểm nhất khi tiến hành một nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự gia tăng mạnh nồng độ ni tơ dioxite trong không khí và nguy cơ lên cơn đau tim và mắc các bệnh về tim khác. Đây là chất phát thải từ các nhà máy nhiệt điện và động cơ đốt trong.

Họ đã kiểm tra bệnh án của bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp tại Bệnh viện Đại học Jena từ năm 2003 đến năm 2010. Các nhà khoa học đã tính đến sự tác động không chỉ của ni tơ dioxite mà cả ô zôn, bồ hóng trong không khí. Nhưng ảnh hưởng tai hại nhất lại là ni tơ dioxite do sự đốt cháy các nhiên liệu hydrocarbon. Hóa ra có sự liên quan trực tiếp giữa sự gia tăng mạnh nồng độ ni tơ dioxite trong không khí và nguy cơ lên đau tim và các bất thường về tim khác. Nếu nồng độ ni tơ dioxite tăng lên 20 microgam trên một mét khối không khí, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp tăng gấp đôi trong ngày.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
44 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ô nhiễm không khí nguy hiểm hơn nhiều so với bệnh di truyền