Theo Báo cáo tài chính quý IV/2019 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) có mức lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 3.232 tỉ đồng, tăng gần 50% so với 2018. Đây là năm thứ 3 liên tiếp OCB đạt trên 100% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) từ năm 2016 đến 2019 đạt trên 88%.

OCB đạt lợi nhuận trước thuế 3.232 tỉ đồng

31/01/2020, 14:47

Theo Báo cáo tài chính quý IV/2019 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) có mức lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 3.232 tỉ đồng, tăng gần 50% so với 2018. Đây là năm thứ 3 liên tiếp OCB đạt trên 100% kế hoạch lợi nhuận trước thuế. Tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) từ năm 2016 đến 2019 đạt trên 88%.

Tổng tài sản năm 2019 đạt 118.254 tỉ đồng, tăng 18% so với năm trước. Vốn chủ sở hữu đạt 11.515 tỉ đồng, tăng 31% so với năm trước.

Các chỉ tiêu khác như dư nợ thị trường 1 là 72.552 tỉ, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng trưởng tín dụng trong năm qua được ban lãnh đạo OCB đặt mục tiêu dựa trên cơ sở đảm bảo an toàn, hiệu quả, dịch chuyển cơ cấu cho các lĩnh vực ưu tiên (chiếm tỉ trọng 62%), kiểm soát chặt tín dụng cho lĩnh vực rủi ro cao ở mức dưới 14%...

Tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần tăng hơn 25% đạt mức khoảng 3.300 đồng/cổ phiếu trong năm 2019. Đồng thời, tỉ suất sinh lời tiếp tục cải thiện mạnh mẽ, tăng mạnh so với 2018. Hiệu suất sinh lời ROAA và ROAE tương ứng là 2,4%, 26,2%, cho thấy sự hiệu quả trong sử dụng nguồn vốn kinh doanh.

Tỉ lệ nợ xấu cũng tiếp tục giảm mạnh về 1,49%, giảm 0,38% so với 2018. Trên thực tế, OCB là một trong những ngân hàng đầu tiên công bố tất toán trái phiếu VAMC từ sớm - một điều kiện quan trọng để "sạch nợ" trên bảng cân đối tài sản, góp phần đưa tỉ lệ nợ xấu của OCB được kiểm soát tốt.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng vượt bậc đã đưa OCB vào bảng vàng danh sách các ngân hàng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng gấp đôi mức tăng trung bình ngành, trong nhiều năm liên tục. Đơn cử, nếu năm 2016, lợi nhuận trước thuế của OCB mới ở mức 484 tỉ đồng thì ngay năm sau đã vượt 1.000 tỉ đồng và tiếp tục tăng mạnh mẽ qua từng năm, vượt mốc 3.200 tỉ đồng đến cuối 2019.

OCB cũng vào Top 100 công ty đại chúng lớn nhất trong danh sách Forbes Việt Nam vừa công bố. Danh sách này được chọn lọc thông qua đánh giá quy mô doanh nghiệp trên bốn tiêu chí: doanh thu, lợi nhuận, tổng tài sản và giá trị vốn hóa.

Tại Hội nghị tổng kết 2019 và Định hướng hoạt động 2020 vừa tổ chức, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB, khẳng định OCB đã trải qua năm 2019 với nhiều thành tích đáng ghi nhận, đồng thời nhấn mạnh 7 mục tiêu và định hướng kinh doanh năm 2020. Theo đó, ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng về quy mô kinh doanh và khả năng sinh lời; nâng cao hiệu suất và hiệu quả hoạt động; nâng cao uy tín và vị thế của OCB… “OCB đã tạo nên một năm 2019 hưng thịnh với niềm tin mạnh mẽ bước sang 2020 tiếp tục bùng nổ trên hành trình trở thành Ngân hàng tốt hàng đầu Việt Nam” - ông Nguyễn Đình Tùng chia sẻ.

OCB tham gia nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của chính phủ

Cuối tháng 12/2019, OCB cùng 12 tổ chức khác vừa được Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước. Để trở thành một trong những nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ, OCB đã trải qua sự kiểm định gắt gao như: là ngân hàng thương mại, có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan.

QC

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
OCB đạt lợi nhuận trước thuế 3.232 tỉ đồng