Quyết định không đích thân tham dự mà cử một phái đoàn cấp cao do Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư dẫn đầu sang chúc mừng quốc khánh nước láng giềng của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình làm dấy lên nghi ngờ quan hệ Trung-Triều rạn nứt.
Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cùng hãng thông tấn KCNA của Bình Nhưỡng đều cho biết ông Lật lên đườngngày 8.9 và tham dự lễ kỷniệm 70 năm quốc khánh CHDCND Triều Tiên một ngày sau đó với tư cách đại diện đặc biệt của Chủ tịch Tập. Thông tin chi tiết của chuyến thăm không được công bố.
Lật Chiến Thư được cho đứng ở vị trí thứ 3trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19, sau hai ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Ông Lậtlà một trong những đồng minh thân cận của Chủ tịch Tập.
Triều Tiên dự kiến tổ chức nhiều hoạt động trong dịp kỷniệm lần thứ 70 này, trong đó có một cuộc duyệt binh quy mô lớn.
Ông Lật sẽ là quan chức Trung Quốc cấp cao nhất thăm Triều Tiên kể từ khi ông Tập lên nắm quyền vào năm 2012. Lưu Vân Sơn, một Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị khóa cũ, từng đến Bình Nhưỡng năm 2015.
Truyền thông Hàn Quốc trước đó cho biết Bình Nhưỡng mời Chủ tịch Tập sang dự kỷniệm quốc khánh, nhưng phía Bắc Kinh chưa bao giờ lên tiếng xác nhận thông tin này.
Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào năm 2005 từng công du Bình Nhưỡng và gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó là Kim Jong-il. Từ đó đến nay vẫn chưa có thêm nguyên thủ quốc gia nào của Trung Quốc sang thăm nữa. Tham dự một sự kiện quan trọng như kỷniệm quốc khánh là cơ hội để Chủ tịch Tập thắt chặt quan hệ với nước láng giềng, nhưng ông lại không làm vậy. Điều này khiến giới chuyên gia nghi ngờ giữa hai bên có rạn nứt.
Triều Tiên với Mỹ đang tiến hành đàm phán phi hạt nhân hóa, nhưng quá trình này đang bế tắc. Tổng thống Donald Trump hồitháng 8 vừa hủy một kế hoạch thăm Triều Tiên của Ngoại trưởng Mike Pompeo với lý do chưa đạt đủ tiến bộ, đồng thời nghi ngờ Trung Quốc không còn duy trì sự giúp đỡ như trước đây.
Một số nhà phân tích đánh giá động thái cử Chủ tịch Quốc hội Lật Chiến Thư đi là một sắp xếp phù hợp. Theo giáo sư quan hệ quốc tế Trương Bạc Hội của Đại học Lĩnh Nam (Hồng Kông): “Trong bối cảnh Tổng thống Trump có giọng điệu chỉ trích Trung Quốc về thương mại và chuyện Triều Tiên, để đích thân Chủ tịch Tập sang Bình Nhưỡng sẽ càng củng cố cho suy nghĩ Bắc Kinh không đủ nhiệt tình với giải trừ hạt nhân của nhà lãnh đạo Mỹ. Để ông Lật làm đại diện đặc biệt vừa thể hiện được thiện chí với nước láng giềng vừakhông khiến ông Trump thêm nghi ngờ”.
Nhà nghiên cứu Boo Seung-chan đến từ Viện Nghiên cứu Yonsei đánh giá nhà lãnh đạo Trung Quốc vừa đưa ra một quyết định mang tính chiến lược để bảo vệ lợi ích quốc gia, bằng cách cố cải thiện quan hệ với Washington.
“Nếu ông Tập vẫn cứ thăm Triều Tiên sau khi Trump đã cảnh báo, thì căng thẳngthương mại sẽ càng tồi tệ và nhiều nước khác sẽ càng tin Trung Quốc là một quốc gia “khiêu khích”. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa quan hệ Trung-Triều sẽ xấu đi. Ông Tập đã cẩn thận lựa chọn người thân cận của mình, nhằm mục đích cho Bình Nhưỡng thấy rằng họ vẫn rất quan trọng đối với Bắc Kinh”.
Michael Kovrig, chuyên gia về Đông Bắc Á của tổ chức nghiên cứu International Crisis Group, cho biết ông Lật Chiến Thưđủ kinh nghiệm chính trị lẫn ngoại giao để thu thập được thông tin liên quan đến cách tiếp cận mà Triều Tiên dự kiến áp dụng trong đàm phán sắp tới với Mỹ, Hàn Quốc.
Cẩm Bình (theo SCMP, Reuter, The Washington Times)