Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Pakistan để thống trị các tuyến đường biển chiến lược, nhưng Pakistan phủ nhận “tin tức xuyên tạc” của báo Mỹ.

Pakistan phủ nhận chuyện cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự

Trần Trí | 05/01/2018, 15:51

Trung Quốc xây căn cứ quân sự ở Pakistan để thống trị các tuyến đường biển chiến lược, nhưng Pakistan phủ nhận “tin tức xuyên tạc” của báo Mỹ.

Ngày 4.1, người phát ngôn Mohammad Faisal của Bộ Ngoại giao Pakistan tuyên bố: không hề có chuyện Trung Quốc xây một căn cứ quân sự gần cảng chiến lược Gwadar thuộc tỉnh Balochistan (nam Pakistan).

Ông nói đólà tin xuyên tạc để chống phá dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEBSE) cùng mối quan hệ đang được hai nước tăng cường.

Một ngày trước đó, báo Washington Times (Mỹ) dẫn 2 người biết chuyện cho biết Trung Quốc đang xây căn cứ quân sự thứ hai ở Pakistan, trong mục tiêu triển khai quân sự xa bờ và dọc theo các tuyến hàng hải chiến lược.

Kế hoạch lập căn cứ đã được thúc đẩy, nhân chuyến thăm Jiwani ngày 18.12.2017của 16 sĩ quan Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và làm việc với 10 sĩ quan Pakistan.

Căn cứ này sẽ được xây ở Jiwani, một cảng gần biên giới Iran trên Vịnh Oman, với kế hoạch nơi này trở thành chỗ trú đóng của không - hải quân Trung Quốc. Căn cứ này gần cảng thương mại Gwadar do chính Trung Quốc xây.

Theo các nguồn tin, một căn cứ không - hải quân lớn sẽ buộc chính phủ Pakistan phải di dời - tái định cư nhiều người dân sống trong khu vực.

Trung Quốc cũng yêu cầu Pakistan đảm nhiệm việc nâng cấp sân bay Jiwani, để nơi này có thể đón máy bay quân sự lớn của PLA hạ cánh và cất cánh. Công tác nâng cấp này có thể bắt đầu từ tháng 7.2018.

Cả căn cứ hải quân và sân bay sẽ chiếm gần hết quần đảo chiến lược Jiwani, nơi sẽ trở thành căn cứ quân sự lớn thứ hai ở nước ngoài của PLA. Hồi tháng 8.2012, PLA đã mở hoạt động ởcăn cứ quân sự ở nước ngoài đầu tiên tại Djibouti, một quốc gia nhỏ ở khu vực Mũi Sừng châu Phi.

Lầu Năm Góc đã nắm rõ tham vọng mở căn cứ ở nước ngoài của Bắc Kinh. Tham vọng này nằm trong chiến lược “chuỗi ngọc” với những căn cứ ở các nước trải dài từ vùng Vịnh đến tận Ấn Độ Dương và khu vực Đông Nam Á.

Các căn cứ quân sự là một phần trong nỗ lực giữ những tuyến đường biển chiến lược, để chở dầu và các tài nguyên về Trung Quốc phục vụ chương trình hiện đại hóa vốn rất “khát” năng lượng của Trung Quốc.

Theo báo Washington Times, lãnh đạo chính trị - quân sự Trung Quốc rất sợ nguy cơ bị các cường quốc bao vây khiến nước họ bị tê liệt, hoặc lo ngạinếu xảy ra một cuộc khủng hoảng hoặc một cuộc xung đột quân sự, các nước có thể tiến hành những hoạt động cấm đoán, để làm gián đoạn việc chở xăng dầu về Trung Quốc bằng đương biển.

Bắc Kinh đã nỗ lực khẳng định căn cứ quân sự ở Djibouti chỉ là cơ sở hậu cần cho hoạt động tuần tra chống hải tặc ở vùng Mũi Sừng châu Phi, chứ không phải trải rộng thế lực quân sự. Các hoạt động tuyên truyền tương tự cũng sẽ được tiến hành, để hạn chế phản ứng của quốc tế về căn cứ của PLA ở quần đảo Jiwani.

Dù vậy, một số quan chức Lầu Năm Góc nhận định: căn cứ ở Djibouti và căn cứ tương lai ở Jiwani là tham vọng kiểm soát tuyến chở dầu đi và rời khỏi Vùng Vịnh Ba Tư và Biển Đỏ.

Cả hai căn cứ này đều gần những điểm chiến lược: Djibouti gần khu vực Bab el Mandeb trên Biển Đỏ, và Jiwani gần Eo biển Hormuz ở Vịnh Ba Tư.

Quân đội Pakistan cũng tăng thêm quân và lực lượng an ninh đến gần Gwadar, nơi mà Trung Quốc vung tiền xây một cảng thương mại cùng những dự án cơ sở hạ tầng khác.Theo Reuters, khoản đầu tư của Trung Quốc là 500 triệu USD tiền mặt, và thêm 230 triệu USD để xây một sân bay quốc tế.

Bắc Kinh cũng quảng bá Một Vành đai, Một Con đường- tức chương trình phát triển đường bộ - đường biển đến 60 quốc gia ở châu Á, châu Âu và châu Phi.

Trong chương trình này, Trung Quốc lên kế hoạch chuyển Gwadar thành một “siêu cảng” để chở hàng hóa đến khắp thế giới, cùng với những tuyến ống dẫn dầu, đường bộ và đường sắt kết nối với phía tây Trung Quốc. Không quân và hải quân PLA ở Jwani sẽ lãnh nhiệm vụ bảo vệ căn cứ.

Trung Quốc còn thuê một cảng ở Hambantota (thuộc Sri Lanka) ở Ấn Độ Dương. Ấn Độ đã lo ngại vì xem Trung Quốc đang là một mối đe dọa cho cả khu vực lẫn cho toàn cầu.

Bảo Vĩnh (theo Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Pakistan phủ nhận chuyện cho Trung Quốc xây căn cứ quân sự