“5 phương án xác định tiêu chí thay điểm sàn mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra xin ý kiến dư luận với những khái niệm và nội dung khiến người tiếp nhận phải “hoa mắt chóng mặt”. Tôi đọc, tôi nghiên cứu mà không hiểu bất cứ một cái gì...

PGS Văn Như Cương: Điểm sàn mới khác điểm sàn cũ ở điểm nào?

Một Thế Giới | 25/03/2014, 22:13

“5 phương án xác định tiêu chí thay điểm sàn mà Bộ GD-ĐT vừa đưa ra xin ý kiến dư luận với những khái niệm và nội dung khiến người tiếp nhận phải “hoa mắt chóng mặt”. Tôi đọc, tôi nghiên cứu mà không hiểu bất cứ một cái gì...

Đó là ý kiến của PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) xung quanh 5 phương án xây dựng tiêu chí điểm sàn mới mà Bộ GD-ĐT vừa công bố xin ý kiến dư luận.

PGS Văn Như Cương cho biết, ông thực sự thấy buồn và thất vọng khi Bộ GD-ĐT vừa mới “mạnh dạn” xóa bỏ điểm sàn thì nay lại công bố liền một lúc 5 phương án xác định tiêu chí thay điểm sàn. Điều đáng nói, chính những phương án Bộ GD-ĐT mới công bố xin ý kiến dư luận khiến bản thân ông và nhiều người tiếp nhận như lâm vào “ma trận”, không hiểu gì. 
PGS Văn Như Cương cũng nhấn mạnh, điểm sàn không có tác dụng gì với tuyển sinh ĐH, CĐ cả về mặt luật pháp và việc giúp kiểm định chất lượng, đánh giá năng lực thí sinh.
PGS Van Nhu Cuong: Diem san moi khac diem san cu o diem nao?
PGS Văn Như Cương

“Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố 5 phương án xác định tiêu chí điểm sàn mới, tôi đã đọc tất cả các thông tin có liên quan trên báo chí. Tôi cũng đã cố tìm văn bản chính thức từ Bộ GD-ĐT về những nội dung này nhưng không có. Càng đọc, càng nghiên cứu, tôi càng thấy “bối rối”. 5 phương án với những khái niệm “ngưỡng chính thức, ngưỡng dự bị, phân tầng, phân nhóm”… khiến tôi thấy “hoa mắt chóng mặt”, không hiểu, không biết nghiêng về phương án nào. Bản thân tôi là một trong những người kịch liệt phản đối điểm sàn từ thời kỳ đầu của “3 chung”. Như đã nói, điểm sàn “phủ nhận” kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Xét cả về mặt pháp lý và chất lượng, điểm sàn đều không có ý nghĩa gì…”, PGS Văn Như Cương chia sẻ.

Cũng theo PGS Văn Như Cương, việc lấy điểm sàn làm tiêu chí để xét tuyển, chọn lọc học sinh vào đại học là một việc làm thừa thãi và sai lầm. Tấm bằng tốt nghiệp THPT đã đủ làm điều đó.

Ông phân tích: “Xét về mặt pháp lý, học sinh tốt nghiệp THPT là đủ tiêu chuẩn vào học tại các trường đại học, cao đẳng nếu những trường đó tiếp nhận. Với những trường đại học lớn, uy tín có số lượng học sinh muốn vào học đông không thể đáp ứng hết nhu cầu và để lựa chọn cho công bằng mới cần đến một kỳ thi sàng lọc là kỳ thi tuyển sinh và lọc từ trên xuống dưới. Nói như vậy để thấy rằng, điểm sàn không cần thiết phải có. Nếu còn duy trì điểm sàn, chúng ta sẽ phủ nhận kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT và chất lượng học tập của học sinh ở bậc THPT”.

Trước lo ngại, bỏ điểm sàn sẽ khiến chất lượng tuyển sinh “loạn”, PGS Văn Như Cương khẳng định, loạn hay không còn phải căn cứ vào nền móng từ THPT. Giáo dục phổ thông nghiêm túc, đúng đắn thì tỷ lệ tốt nghiệp sẽ không phải là gần 100% như hiện nay. Khi nền móng giáo dục phổ thông nghiêm túc, kỳ thi tốt nghiệp nghiêm túc, phản ánh đúng thực trạng, kết quả tốt nghiệp có thể lấy làm tiêu chí xét vào đại học.

“Thi tuyển sinh nghiêm túc được thì sao thi tốt nghiệp THPT không nghiêm túc được? 75% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT hàng năm sẽ đảm bảo cho việc xét tuyển đại học, cao đẳng”, PGS Cương khẳng định.

Tôi thấy buồn vì Bộ

Với mục đích xây dựng “điểm sàn” mới linh hoạt, mềm dẻo hơn, phù hợp với các loại hình trường, ngành đào tạo cũng như mục tiêu đào tạo của các trường ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT dự kiến đưa ra 5 phương án xây dựng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào ĐH, CĐ năm nay.
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, thực hiện đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ theo Luật Giáo dục đại học và Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT đã quyết định bỏ cách xác định “điểm sàn” theo kiểu cũ và đổi mới cách xác định “điểm sàn” cho phù hợp với thực tiễn công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ. 
Tuy nhiên, PGS Văn Như Cương lại cho đây không phải là việc làm để thực hiện đổi mới nền giáo dục. “Nói mới nhưng thực chất không mới. Tôi chưa hình dung được, điểm sàn mới sẽ khác điểm sàn cũ ở điểm nào? Ưu việt hơn ở chỗ nào? Thời gian gần đây, Bộ GD-DT cũng có biểu hiện “lạm dụng” việc chưng cầu ý kiến dư luận làm cho các vấn đề rối loạn thêm. Tôi thực sự thấy buồn trước điều này…”, PGS Văn Như Cương chia sẻ.
Hà Thu

5 phương án xác định tiêu chí thay điểm sàn

Phương án 1 sẽ phân tần theo tổng điểm 3 môn thi. Theo đó, điểm sàn này được tính trên cơ sở phổ điểm và đảm bảo nguồn tuyển vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với mỗi khối thi, xác định ba mức điểm sàn (cao, trung bình và thấp), trong đó điểm môn ưu tiên theo ngành đào tạo và được nhân hệ số.

Phương án 2 là phân nhóm, tổng điểm 3 môn theo khối thi được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi và ngưỡng điểm tối thiểu với môn chính của từng ngành.

Phương án 3 kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi. Trong đó, điểm sàn là tổng điểm 3 môn được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm tổng 3 môn thi theo khối thi. Đối với mỗi khối thi có 3 mức điểm sàn (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn. Điểm tối thiểu theo từng môn thi tương ứng với ngành đào tạo được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi, đối với mỗi môn thi có 3 mức trên để các trường lựa chọn.

Phương án 4 điểm sàn xác định theo đặc thù vùng miền chia theo khu vực tuyển sinh gồm: miền núi phía bắc, đồng bằng sông Hồng, bắc Trung bộ, nam Trung bộ và Tây nguyên, Đông Nam bộ, Tây Nam bộ. Trên cơ sở thống kê điểm của thí sinh thi vào trường trong khu vực theo khối thi, chia nhóm kết quả theo từng khối thi, các trường tùy theo khả năng tuyển sinh của mình xác định nhóm tuyển sinh phù hợp.

Phương án 5 tính theo ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị bằng phương pháp chia phổ điểm 3 môn thành 4 mức, các trường tùy theo khả năng tuyển sinh ưu tiên gọi thí sinh trúng tuyển theo các ngưỡng khác nhau.

Theo Thanh Niên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
PGS Văn Như Cương: Điểm sàn mới khác điểm sàn cũ ở điểm nào?