Theo ông Dương Hoán, phạm nhân có một quá khứ đặc thù, một tương lai mờ mịt và tâm hồn dễ bị tổn thương nên họ rất cần sự giúp đỡ. Việc tư vấn pháp lý cho họ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh sự thiệt thòi, bỡ ngỡ khi trở về với xã hội.

Phạm nhân rất cần được tư vấn pháp lý cho việc tái hòa nhập cộng đồng

Thu Anh | 30/06/2016, 10:48

Theo ông Dương Hoán, phạm nhân có một quá khứ đặc thù, một tương lai mờ mịt và tâm hồn dễ bị tổn thương nên họ rất cần sự giúp đỡ. Việc tư vấn pháp lý cho họ là điều vô cùng cần thiết và quan trọng để tránh sự thiệt thòi, bỡ ngỡ khi trở về với xã hội.

Bên lề buổi hội thảo "Hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân sắp mãn hạn tù trở về tái hòa nhập cộng đồng" diễn ra ở Hà Nội, do Trung tâm Tư vấn pháp luật của Trường đại học Luật TP.HCM và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức vào chiều 29.6, ông Dương Hoán - Phó giám đốcTrung tâm Tư vấn pháp lý (Trường đại học Luật TP.HCM) đã có buổi chia sẻ với báo giới xoay quanh chủ đề này.

- Thưa ông, việc trợ giúp pháp lý cho các phạm nhân sắp và đã mãn hạn tù sẽ có những lợi ích cũng như khó khăn như thế nào?

-Ông Dương Hoán: Đây là một hoạt động mang rất nhiều ý nghĩa giúp các phạm nhân nắm được các kiến thức pháp luật cũng như tin tưởng hơn vào các quy định của pháp luật, đánh giá đúng đắn hơn về bản án của chính mình. Điều này giúp chính các phạm nhân sẽ được thuận lợi hơn trong việc tái hòa nhập cộng đồng cũng như những việc liên quan tới cư trú, các điều luật về lao động, hôn nhân gia đình, việc xóa án tích… Chúng tôi nghĩ rằngnội dung tư vấn như vậy rất cần thiết cho mỗi phạm nhân.

Dưới góc độ của một đơn vị tổ chức dự án và những người thực hiện, tôi cho rằng khi hoạt động này được nhiều người quan tâm, mang lại những giá trị nhân văn thì bản thân những người thực hiện cũng cảm thấy tự hào vì đã mang lại được những lợi ích cộng đồng đến với các phạm nhân chuẩn bị được trở về sau thời gian thụ án.

- Khi đến tư vấn pháp lý cho các phạm nhân tại trại giam,ông nhận thấy họđang thiếu và cần điều gì nhất trong các cuộc tư vấn hỗ trợ như thế này?

- Trong quá trình thực hiện, chúng tôi thấy rằng mỗi phạm nhân rất cần được biết về kiến thức pháp luật trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Qua đánh giá, chúng tôi nhận thấy:

Thứ nhất, họ rất quan tâm đến vấn đề pháp luật trong việc cư trú, về nhân thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước) khi tái hòa nhập cộng đồng bởi có những người bị mất giấy tờ, giấy tờ bị thất lạc hoặc vì nhiều lýdo khác mà họ không còn giấy tờ tùy thân gây ra những khó khăn trong việc xác minh nhân thân. Đồng thời, vấn đề cư trú cũng là điều mà nhiều phạm nhân quan tâm vì họ chưa nắm được rõ được những nguyên tắc trong việc đăng kýthường trú nên rất dễ gặp phải khó khăn trong khâu làm thủ tục.

Vấn đề thứ 2 cần phải nhắc nhở, lưu ý cho họ thực hiện chính là việc liên quan đến nội dung xóa án tích. Mỗi phạm nhân khi chấp hành án phạt tù, theo luật mới khi tái hòa nhập đều bị mang án tích khiến họ gặp những bất lợi trong quá trình tái hòa nhập cộng đồng. Do đó, chúng tôi đã hướng dẫn họ về điều kiện, thủ tục xóa án tích nhằm giúp họ trở về như người bình thường, đã được xóa án tích sau khi chấp hành xong bản án tại trại giam và coi như chưa bao giờ phạm tội.

- Trong số rất nhiều đối tượng cần được trợ giúp pháp lý, tại sao dự án lại chọn đối tượng đặc biệt này để trợ giúp, thưa ông?

- Trợ giúp pháp lý là hoạt động cần thiết cho mỗi người, cho cộng đồng, người nghèo, người chưa thành niên… và trong đó có cả những phạm nhân đã, đang và sẽ được mãn hạn tù quay trở lại với đời sống xã hội. Tuy nhiên, mỗi tổ chức xã hội sẽ quan tâm đến một đối tượng khác nhau và bản thân chúng tôi có kiến thức pháp lý nên dự án đã cố gắng làm nhiệm vụ tư vấn pháp lý cho các đối tượng.

Ngoài ra, đối tượng đặc biệt này cũng được nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội quan tâm giúp đỡ họ trong công tác tìm việc làm giúp người chấp hành xong bản án tù được vào làm việc. Về mặt pháp luật, với tư cách là những người học luật, tư vấn luật thì chúng tôi cũng góp một phần sức lực dưới góc độ pháp luật để cố gắng giúp đỡ họ khỏi bỡ ngỡ khi quay trở về cộng đồng.

Tuy cảm giác ban đầu của họ có phần bỡ ngỡ, chưa có nhiều niềm tin vào chúng tôi và có phần e ngại khi chưa biết chúng tôi sẽ mang lại cho họ những gì nhưng qua nhiều buổi trao đổi, tư vấn, họ dần cảm thấy tin tưởng vào cộng đồng, vào những quy định pháp luật đối với họ.

- Trong khi thực hiện, ông đánh giá như thế nào về vai trò của sinh viên trong việc tham gia vào công tác hỗ trợ tư vấn pháp lý cho các phạm nhân?

- Sinh viên là một thành phần rất quan trọng trong việc tư vấn hỗ trợ pháp lý cho các phạm nhân sắp mãn hạn tù. Mặc dù sinh viên không phải là những người có kiến thức pháp lý quá chuyên sâu và tư vấn chuyên nghiệp nhưng sinh viên lại chính là người mang lại một cảm giác gần gũi, tươi mới giúp các phạm nhân có thể nắm được những kiến thức truyền đạt thuận lợi hơn.

Ngoài ra, sinh viên cũng chính là đối tượng thụ hưởng trong hoạt động này bởi đây chính là cơ hội tốt giúp các bạn rèn luyện bản thân, kỹnăng nghề nghiệp trong tương lai một cách thiết thực và quý giá. Nếu chương trình thực hiện mà không có các bạn sinh viên tham gia thì sẽ thiếu đi một lực lượng hỗ trợ tích cực, cần thiết và mất đi một sự thụ hưởng của chính người học để có cơ hội trải nghiệm thực tế.

Sinh viên với sự năng động, sáng tạo, nhiệt tình sẽ giúp cho dự án ngày một hoàn thiện và việc tư vấn pháp lý cho cộng đồng nói chung cũng như các phạm nhân nói riêng sẽ được thuận tiện hơn. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những hoạt động ý nghĩa như thế này.

- Xin cảm ơn ông!

Thu Anh (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạm nhân rất cần được tư vấn pháp lý cho việc tái hòa nhập cộng đồng