Đó là nhà khảo cứu, nhà văn Phạm Thúc Hồng. Ông là tác giả của hàng chục đầu sách, biên soạn về Hội An. Có thể nói ông có một tình yêu lớn với đô thị cổ xưa khi chăm chút, nghiên cứu kỹ lưỡng từng hoa văn, họa tiết đến các mẫu tự còn lưu lại trong đình, đền, miếu cổ.

Phạm Thúc Hồng- người yêu Hội An đến từng hoa văn, mẫu tự

Nguyễn Hữu Hồng Minh | 08/03/2018, 11:43

Đó là nhà khảo cứu, nhà văn Phạm Thúc Hồng. Ông là tác giả của hàng chục đầu sách, biên soạn về Hội An. Có thể nói ông có một tình yêu lớn với đô thị cổ xưa khi chăm chút, nghiên cứu kỹ lưỡng từng hoa văn, họa tiết đến các mẫu tự còn lưu lại trong đình, đền, miếu cổ.

Nói là về Hội An nhưng cũng khó lòng tìm ra được người yêu phố cổ thật ra cũng có cái lýcủa nó. Bởi phần lớn khách thập phương là du lịch. Họ nghe và đến cốt để tận mắt chứng kiến kỳ tíchđôthị cổ, thương cảng xưa còn sót lại. Và tình yêu ấythật ngắn ngủikhi chỉ lưu trú vàiba ngày, đôiba tuần rồilên đường. Thời gian ít ỏi đó thật khó để cảm và hiểu hết những vết tích phong rêu hàng trăm năm lưu dấu bí mật trên từng hoa văn, viên gạch...

Đặc biệt hiếm hoi như Kiến trúc sưKazimierz Kwiatkowski - tên thân mật là Kazik, người Ba Lan,đã dành phần lớn cuộcđờimình để nghiên cứu và tìm hiểu Hội An. Ông yêuvùng đấtnày đến mứcđã từng nói "tôi mêvà tương tư Hội An". Thậm chí ông từng phát biểu kháhình tượng, độc đáo khimuốn bảo tồn "Hội An trong lồngkính" để giữ lại hồn cốt, văn hóa đặc biệt của nó. Kazikmất ngày 19.3.1997. Người Hội An đã tạctượngông trên đường Trần Phú đểhậu thế ghi nhớ một trong những tấm lòng nặng nợ với miền đất thiêngkhi luôn tìmcách giới thiệu Hội An ra với quốc tếtừnăm 1982,thời điểmdi sản còn khuất lặng, chưa được thế giới biết đến nhiều.

Bởi thế, tình yêu Hội An đíchthựckhông phải một sớm, một chiều mà luôn đòi hỏi sự gắn bó, bền bỉ vớithời gian. Có vậy bạn mới hiểu được trầm tích của phố như thế nào?Mỗi đìnhchùa, miếu đền đều lưugiữ nhiều bímật gửisâutrong từng kiến trúc, đường nét, hoa văn. Trên văn bia, mẫu tự cổ. Để phục hưng, bảo tồn, ngoài tình yêu còn là quá trình học hỏi, tham chiếu. Nhà khảo cứu Phạm ThúcHồng đã dành trọn cuộc đời mình để làm công việc thầmlặng như vậy!

Nhà khảocứuPhạm Thúc Hồng đang viết thư pháp - Ảnh: Đông Dương

Tôi biết đến ông tình cờ như một cái duyên. Mỗi khi có dịp về Quảng Nam, lại một mình lang thang vào HộiAn. Đôi lần vẫn băng khuâng tự hỏi tại sao vùng đất này lại không có một nhà nghiên cứu nào "tận hiến" với nó?

Thật may mắn trong dịp Tết Mậu Tuất 2018, tôi đưa cha tôi vào Hội An để tìm lại một số tư liệu liên quan đến gia đình thập niên 1960đã từng ở đây. Cha tôi mới kể chuyệnvề một người học trò của ông bây giờ là một nhà nghiên cứu có tên tuổi. Đó chính là nhà khảo cứu Phạm Thúc Hồng. Cuộc gặp gỡ thân mật, vui vẻ không kém phần giữa cha tôi và lớp học trò ông còn ở Hội An đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều vì mấy chữ "tôn sư trọng đạo'. Dù là học tròcủa cha tôi từ khi là những cậu bé bây giờ cũng tóc ai cũngđã ngảhoa râm nhưng "một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng là thầy" ai nấy đều dành cho ông sự kính trọng với sự tri ân trong tim.

Cũng bằng cái nhìn tri ân với văn hóa và vùng đất nuôi dưỡng mình từ khi sinh ra lớn lên, Phạm Thúc Hồng đã làm nghiên cứu bằng trái tim. Có nghĩasự thôi thúc tự thân, trước hết là tìm kiếm, mở rộng sự hiểu biết, làm giàu kiến thức cho chính mình. Sau đó khi đã tra cứu, hệ thống, chỉnh lý, minh chứngđầy đủ các tư liệu ông mới viết thành các bài báo, in thànhsách để giới thiệu cho nhiều người cùng đọc. Vì thế những công trình kiến trúc cổ như"Miếu Quan Thánh chùa Ông Hội An", "Đình tiền hiền Minh Hương Hội An", "Hội quán Phước Kiến Hội An", "Chùa Cầu Hội An, cố sự giao lưu văn hóa"...hay nghiên cứu sâu vào các văn bản, chữ viết như Thể thức văn cúng, liện, hoànhphi thờ Thần, Tính ngưỡng dân gian xưa và nay, Thề thức gia phả, bài vị, văn cúng kiến, hoànhphi thờ Tổ tiên...ông cẩn trọng suy xét, tra cứu, dò từng chữ một.

Nói không quá, nhà khảo cứu Phạm Thúc Hồng đã yêu đô thị cổ Hội An đến từng hoa văn, viên gạch. Ông đã lặn lội bất kể giờ giấc để thực địa các văn bia, đình miếu cổ để ghi chép, sưu tầm và dịch thuật. Có thể nói, không có một di chỉ nào văn hóa ở Hội An mà ông chưa từng lùng sục, đặt chân tới. Vì thế, khi bạn muốn tìm hiểu phố Hội thậtmay mắn nếu xin gặp được ông.

Để công việcthuận lợi, ông Hồng cho biết phải mày mò học thêm chữ Hán, Nhật, Anh, Pháp... đểđọc cácvăn bản. Và ông đã trởthành một người giỏi chữ Hán, giỏi thư pháp đến mứcnhà ông trở thành một địa chỉ văn hóa khi rất nhiều khách du lịch tìm đến nhờ ông viết chữ và cho chữ. Họ xem đây là một nét văn hóa khi viếng thăm Hội An. Có một buổi chiều, tôi chứng kiến ông phải xin lỗi khách văn để tiếp các đoàn khách Tây đến thăm và xin chữ.

Sau đây là cuộc phỏng vấn nhà khảo cứu Phạm Thúc Hồng dành riêng cho bạn đọc báo điện tử Một Thế Giới.

*Là một cây bút nghiên cứu có uy tín về nhiều đề tài Quảng Nam, đặc biệt là đất và người Hội An, ông đã bắt đầu “duyên nghiệp” này từ bao giờ? Do đâu mà ông giữ được niềm say mê ấy?

Nhà khảocứu, nhà vănPhạm Thúc Hồng:Duyên nghiệp nghiên cứu về Quảng Nam trong đó có Hội An của tôi hình thành tự nhiên từ thưở thơ ấu. Phong hóa và cảnh quang quê hương hàng ngày được tích lũy trong tâm hồn. Khi lớn lên, lĩnh hội được kiến thức xã hội, tôi đã đối chứng thực tế viết những tác phẩm nghiên cứu về quê hương mình. Tôiđã vận dụng kiến thức Hán Nôm để chuyển tải phần nào những giá trị văn hóa cổ của Hội An đến với thế hệ hiện tại.

Tác phẩm khác của nhà khảocứu Phạm Thúc Hồng về đất và người phố Hội- Ảnh:Hoàng Thu An

*Được biết ông là người có nhiều công trình nghiên cứu “thực địa” rất chi ly và công phu miếu đền, đình chùa Hội An từ cổ xưa. Ông có thể giới thiệu đôi nét về các tác phẩm và công việc này?

- Hội An, tổ quán của tôi có nhiều nhà thờ tộc, đình miếu... cùng phong tục ứng xử, tế tự, lễ hội... Từ ấu thơ, tôi đã từng bỏ học để theo những lễ tế tại đình làng, nhà thờ tộc, các đám cưới, các đám tang... Tôi đứng chen chân sát các bàn thờ để xem các cụ hành lễ. Những nghi thức tế bái, văn tế, hoành phi, câu đối Hán-Nôm cứ dội vào lòng tôi như một thách thức cần giải mả. Vì vậy tôi đã tự học Hán Nôm, dịch thuật và biên soạn tự điển.

Tôi vận dụng kiến thức Hán Nôm dịch các văn bia, các câu đối, hoành phi với nhiều tư liệu xác tín để nghiên cứu về cổ thị Hội An. Tiêu biểulà các cuốn "Thể thức văn cúng, liện, hoànhphi thờ Thần", 'Tính ngưỡng dân gian xưa và nay", "Thề thức gia phả, bài vị, văn cúng kiến, hoànhphi thờ Tổ tiên" và rất nhiều cuốn khác.

*Văn hóa cổ Hội An được xem là giữ được hồn cốt, cá tính nhưng cũng phát triển, đan xen đắp bồi từ các tín ngưỡng, văn hóa “đa sắc giáo” như Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam… Ông cho biết những điểm chung và riêng, cũng như sơ khởi những nét đặc biệt nhất cho người du lịch muốn tìm hiểu, chuẩn bị khi khám phá Hội An?

- Văn hóa Hội An mang đậm tính hỗn dung, tiếp biến vì trải qua chiều dài lịch sử cộng cư của người Chăm tiền cư, người Việt bản địa, người Nhật Bản, người Trung Quốc du cư theo đường hàng hải. Các dân tộc có chung nền văn hóa Thủy-Hải-Nông-Thương. Chung một tín ngưỡng dân gian thờ thần Biển, thờ Mẫu, thờ thần Trời, thần Đất, thờ Tổ tiên. Sự cộng cư lâu đời tạo nên sự giao thoa đến mức không còn phân biệt sở hữu văn hóa riêng từng công đồng sắc dân. Hệ quả đó đã đưa Hội An trở thành vùng đất thân thiện trong mọi thời đại.

Nhà khảocứu Phạm Thúc Hồng còn là một nhà thư pháp nổi tiếng ở Hội An. Nhà ông trở thành một địa chỉ văn hóa cho khách du lịch nước ngoài đến xin chữ

*Hội An từng được xem như một thương cảng lớn của Việt Nam giao thương với thế giới. Ông có thề giới thiệu cho bạn đọc tư liệu cổ nhất mà ông sưu tầm hay có được?

- Trong quá trình giao thương với thế giới, tôi xin giới thiệu một tư liệu cổ nhất, đó là văn bia“Dương Thương hội quán công nghị điều lệ”

Năm Vĩnh Hựuthứ bảy, Tân Dậu (1741), Thuyền trưởng và thương buôn người Hoa các tỉnh cùng lập bản công nghị điều lệ của hội quán Dương Thương gồm 10 điều khắc trên bia đá.

Đây là văn bia cổ được dựng tại hội quán Trung Hoa có giá trị lịch sử và văn hóa kinh doanh của người Hoa tại Hội An. Vĩnh Hựu (1735-1741) là niên hiệu vua Việt Nam, tên là Duy Thìn, miếu hiệu Lê Ý Tôn.

*Ngoài nghiên cứu, ông còn sáng tác khá nhiều tác phẩm như thơ chữ Hán, các đề tài lịch sử. Tại sao ông lại chọn mảng đề tài này?

- Thơ chữ Hán có dung lượng từ ngữ có hiệu quả biểu cảm cao, tạo nên “ý tại ngôn ngoại” để thơ có nhiều tầng nghĩa.

Có nhiều bài thơ chữ Hán chỉ có 15 chữ. (Số lượng từ ít hơn thơ Đường luật Ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thơ Haicu-Nhật Bản).

Các tác phẩm thơ Phạm Thúc Hồng và giấykhen

Ví dụ (trích trong tập “Tịnh tâm quy từ’ Thơ chữ Hán-Phạm Thúc Hồng NXN Đà Nẵng-2008).

HỘI AN MÔN MỤC MẮT CỬA HỘI AN

Hội An môn mục vọng Hội An sầu mắt cửa

Nhân khứ hứa ngôn vong Người đi quên lời hứa

Tình hoài ỷ tiểu song Mỏi mòn tựa song thưa

HẠ THIÊN TRỜI HẠ

Hạ thiên tòng nương khứ Em đi mang trờihạ

Thu thời đáo phong thanh Ta ngồi đón thu bay

Diệp lạc hoàng niên canh Là hoa gầy tháng ngày

Cám ơn nhà khảo cứu Phạm Thúc Hồngvề cuộc trao đổi thú vị xung quanh chủ đề nghiên cứu, bảo tồn, phát triểnvăn hóa Hội An này!

Nguyễn Hữu Hồng Minh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
43 phút trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phạm Thúc Hồng- người yêu Hội An đến từng hoa văn, mẫu tự