Theo Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Propylphenidate khi sử dụng vào gây kích thích thần kinh trung ương, còn Acetylpsilocin khi sử dụng, cơ thể sẽ chuyển về Psilocin là chất gây ảo giác cực mạnh có trong nấm hướng thần.

Phát hiện chất ma túy gây ảo giác cực mạnh nhưng đứng ngoài danh sách cấm

Trí Lâm | 13/09/2018, 19:16

Theo Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, Propylphenidate khi sử dụng vào gây kích thích thần kinh trung ương, còn Acetylpsilocin khi sử dụng, cơ thể sẽ chuyển về Psilocin là chất gây ảo giác cực mạnh có trong nấm hướng thần.

Theo Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an, thời gian qua đơn vị này đã nhận được các quyết định trưng cầu giám định chất ma tuý nghi là ma tuý loại mới xuất hiện ở Việt Nam. Khi tiến hành giám định bằng các phương pháp thông thường rất khó phát hiện, gây khó khăn cho công tác giám định và vượt quá khả năng giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an các địa phương.

Qua nhận định ban đầu, sưu tầm tài liệu và giám định trên các thiết bị phân tích hoá lý hiện đại, các giám định viên đã xác định 2 thành phần chất chưa có trong danh mục chất ma túy của Việt Nam là Propylphenidate và Acetylpsilocin.

Propylphenidate khi sử dụng vào gây kích thích thần kinh trung ương, còn Acetylpsilocin khi sử dụng, cơ thể sẽ chuyển về Psilocin là chất gây ảo giác cực mạnh có trong nấm hướng thần.

Đây là thủ đoạn lợi dụng việc các chất này không có trong danh mục các chất ma tuý tại Việt Nam theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15.5.2018 của Chính phủ để vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép... gây khó khăn cho công tác đấu tranh, phòng chống đối với loại tội phạm này.

Bộ Công an cũng phối hợp với các cơ quan chức năng báo cáo Chính phủ bổ sung 2 chất này vào danh mục các chất ma túy, không để các đối tượng lợi dụng sơ hở vào việc sản xuất, mua bán trái phép chất ma túy.

Theo Viện Khoa học hình sự, thủ đoạn của tội phạm ma tuý ngày càng tinh vi, phức tạp. Khi có một chất ma túy mới bị phát hiện được đưa vào kiểm soát thì liên tục xuất hiện những chất mới có tính năng tác dụng tương tự thay thế. Điển hình là cần sa tổng hợp có trên 250 chất đã được kiểm soát nhưng vẫn liên tục xuất hiện những chất có tác dụng tương tự thậm chí còn mạnh hơn.

Đơn cử như vừa qua Viện Khoa học hình sự đã phát hiện ra chất 5F-MDMB-PICA là chất có tác dụng kích thích và gây ảo giác thuộc nhóm cần sa tổng hợp chưa nằm trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam, nhưng nó đã được Nhật Bản đưa vào danh mục quản lý về ma túy vào tháng 12.2014, Singapore vào tháng 5.2018.

Tại Mỹ, 5F-MDMB-PICA được đưa vào danh mục chất ma túy cần được kiểm soát thường xuyên. Ngoài ra, còn có chất FUB-144 cũng là chất ma túy mới lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam có tác dụng gây ảo giác, đã có trong danh mục các chất ma túy tại Việt Nam.

Lam Thanh
Bài liên quan
Bắt kẻ vận chuyển ma túy, súng quân dụng qua biên giới
Ngày 14.11, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vừa phối hợp các lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng vận chuyển ma túy và súng quân dụng qua biên giới.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
38 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện chất ma túy gây ảo giác cực mạnh nhưng đứng ngoài danh sách cấm