Các nhà khoa học đã làm sáng tỏ những con đường mà tổ tiên cổ đại của chúng ta đã đi qua khi rời khỏi châu Phi, sau khi phát hiện ra dấu chân người và động vật cổ đại ở sa mạc Nefud.

Phát hiện dấu chân người có niên đại 120.000 năm ở Ả Rập Xê Út

Long Hải | 18/09/2020, 17:40

Các nhà khoa học đã làm sáng tỏ những con đường mà tổ tiên cổ đại của chúng ta đã đi qua khi rời khỏi châu Phi, sau khi phát hiện ra dấu chân người và động vật cổ đại ở sa mạc Nefud.

Khoảng 120.000 năm trước ở vùng ngày nay là phía bắc Ả Rập Xê Út, một nhóm nhỏ người hiện đại (Homo sapiens) đã dừng lại uống nước và kiếm ăn tại một hồ nước cạn. Nơi đây cũng là địa điểm thường xuyên lui tới của lạc đà, trâu và voi. Người Homo sapiens có thể đã săn các loài thú lớn này nhưng họ không ở lại lâu, sử dụng hồnước như một điểm dừng chân trên một hành trình dài hơn.

Cảnh tượng này đã được các nhà khoa học tái tạo lại trong một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science Advances hôm 16.9, sau khi họ phát hiện ra dấu chân người và động vật cổ đại trên sa mạc Nefud. Nghiên cứu này đã làm sáng tỏ con đường mà tổ tiên cổ đại của chúng ta đã đi qua khi rời khỏi châu Phi.

Dấu chân của các động vật cổ đạiđược phát hiện ởsa mạc Nefud - Ảnh:Mathew Stewart

Ngày nay, đặc trưng của bán đảo Ả Rập là những hoang mạc rộng lớn, khô cằn mà con người và động vật không thể sinh sống được. Nhưng nghiên cứu trong thập kỷ qua đã chỉ ra rằng điều này không phải lúc nào cũng đúng do sự biến đổi khí hậu tự nhiên. Nơi này đã từng xanh và ẩm ướt hơn nhiều trong một thời kỳ được gọi là Kỷ băng hà cuối cùng. Ả Rập vào thời điểm đó giống với những đồng cỏ bán khô hạn của xavan châu Phi hiện đại.

Tác giả nghiên cứu Mathew Stewart thuộc Viện Sinh thái hóa học Max Planck (Đức) cho biếtcác dấu chân được phát hiện trong quá trình nghiên cứu thực địa của ông vào năm 2017, sau sự xói mòn của lớp trầm tích bên dưới tại một hồ cổ có tên “Alathar”. Ông nói: “Dấu chân là một dạng bằng chứng hóa thạch độc đáo ở chỗ chúng cung cấp hình ảnh trực quan mà chúng ta không lấy được từ các hồ sơ hoá thạch nào khác”.

Các bản in dấu chân cổ đại được xác định niên đại bằng cách sử dụng một kỹ thuật gọi là sự phát sáng kích thích quang học với ánh sáng phát ra từ các hạt thạch anh và đo lượng năng lượng phát ra từ chúng. Tổng cộng có7 trong số hàng trăm bản in được xác định là của người Hominin, một tông trong Phân họ người (Homininae). Trong số đó, 4 bản in có hướng giống nhau và khác biệt về kích thước. Theo các nhà khoa học, điều này thể hiện rằng có 2 hoặc 3 cá nhân đi cùng nhau.

Dấu chân người đầu tiên được phát hiện tại hồ Alathar -Ảnh:Mathew Stewart

Dựa trên các ước tính về tầm vóc và khối lượng được suy ra từ bản in, các nhà nghiên cứu cho rằng những dấu chân này thuộc về người hiện đại chứ không phải người Neanderthal. Theo họ, những người anh em đã tuyệt chủng của chúng ta không được biết là hiện diện ở khu vực Trung Đông rộng lớn vào thời điểm đó.

Stewart cho biết: “Chúng tôi biết rằng con người đã đến thăm hồ này cùng lúc với những con vật. Tuy nhiên, bất thường ở khu vực là không có công cụ bằng đá nào. Điều này cho thấy con người đã định cư lâu dài hơn ở đó. Có vẻ như họ đến thăm hồ chỉ để lấy nước và kiếm ăn cùng lúc với động vật”.

Những con voi đã tuyệt chủng ở vùng Levant gần đó khoảng 400.000 năm trướcsẽ là con mồi đặc biệt hấp dẫn. Sự hiện diện của chúng cũng gợi ý đến những nguồn nước ngọt và cây xanh dồi dào khác. Ngoài các dấu chân, khoảng 233 hóa thạch được tìm thấy và có khả năng là loài ăn thịt đã bị thu hút bởi loài ăn cỏ ở hồ Alathar, tương tự như những gì được thấy ở các xavan châu Phi ngày nay.

Hóa thạch động vật bị xói mòn được tìm thấy ởhồ cổ Alathar-Ảnh:Mathew Stewart

Các nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng người Homo sapiens rời khỏi châu Phi để tới các lục địa Á - Âu từ cách đây 180.000 - 210.000 năm, qua miền Nam Hy Lạp và sông Levant, đồng thời khai thác các nguồn tài nguyên ven biển trên đường đi. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy “các tuyến đường trên đất liền, dọc theo các hồ và những dòng sông, có thể cũng đặc biệt quan trọng”.

Nhà nghiên cứu cao cấp Michael Petraglia của Max Planck nhấn mạnh: “Sự hiện diện của các loài động vật như voi và hà mã, cùng với đồng cỏ rộng lớn và nguồn nước dồi dào, có thể đã khiến miền bắc Ả Rập trở thành một nơi đặc biệt hấp dẫn đối với con người di chuyển giữa châu Phi và lục địa Á - Âu”.

Long Hải (theo Phys.org)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện dấu chân người có niên đại 120.000 năm ở Ả Rập Xê Út