Một nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Indonesia (LIPI) đã phát hiện ra hai loài cua mới tại cửa sông Ajkwa ở huyện Mimika, tỉnh Papua.

Phát hiện hai loài cua mới ở Indonesia

Long Hải | 23/10/2020, 11:55

Một nhóm nghiên cứu từ Viện Khoa học Indonesia (LIPI) đã phát hiện ra hai loài cua mới tại cửa sông Ajkwa ở huyện Mimika, tỉnh Papua.

loai-cu.jpg
Hai loài cua mới được phát hiện tại cửa sông Ajkwa ở huyện Mimika, tỉnh Papua, Indonesia - Ảnh: PTFI

Hai loài cua mới có tên Typhlocarcinops robustus và Typhlocarcinops raouli đã được tìm thấy ở khu vực làm việc của PT Freeport Indonesia (PTFI). Phát hiện này bổ sung vào danh sách dài các phát hiện loài mới của PTFI, trải dài từ bờ biển đến vùng núi cao hơn 4.000 mét so với mực nước biển.

Giáo sư Dwi Listyo Rahayu, chuyên gia hải dương học tại Viện Khoa học Indonesia (LIPI), người đã tham gia vào nghiên cứu ở Timika, cho biết việc giám sát môi trường được thực hiện để có thông tin cơ bản về đa dạng sinh học trong khu vực.

“Các con sông ở Mimika có hệ sinh thái phong phú, cung cấp môi trường sống cho nhiều loài như cua. Hợp tác giữa PTFI và LIPI là rất quan trọng để các nhiệm vụ nghiên cứu và giám sát có thể được thực hiện một cách tối ưu”, Rahayu nói với truyền thông vào hôm 21.10.

cua1.jpg
Sau khi trải qua quá trình đánh giá gần 4 năm, hai loài này mới được công bố là loài mới - Ảnh: PTFI

Hai loài cua mới thuộc lớp giáp xác, được phát hiện khi PTFI và LIPI tiến hành giám sát định kỳ. Cho đến nay, LIPI đã phát hiện một số loài mới ở Mimika, bao gồm 29 loài thực vật, 101 loài động vật, 21 loài cua, 50 loài côn trùng, 26 loài bò sát, 2 loài động vật có vú và 2 loài cá. 

Nhóm nghiên cứu đã tìm ra những đặc điểm cơ thể độc đáo của hai loài cua mới và đã tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Sau khi trải qua quá trình đánh giá gần 4 năm, hai loài này mới được công bố là loài mới.

Các đặc điểm chính của cả hai là hình dạng cơ thể và móng vuốt. Typhlocarcinops robustus có hình dáng cơ thể và các móng vuốt mạnh mẽ, giống như tên gọi robustus (tiếng Latinh có nghĩa là cứng cáp).

Trong khi đó, Typhlocarcinops raouli có thân hình chữ nhật với các móng vuốt mảnh và có lông tơ. Cái tên được đặt là một hình thức thể hiện sự tôn kính đối với Raoul Serène, một chuyên gia từ Pháp chuyên nghiên cứu về loài cua thuộc nhóm này.

Cửa sông Ajkwa nổi tiếng với những cánh rừng ngập mặn rộng lớn, cung cấp môi trường sống cho rất nhiều loài giáp xác. Kể từ năm 2001, PTFI đã xác định được hơn 100 loài cua sinh sống tại đây, 21 trong số đó là những khám phá mới.

Không chỉ nghiên cứu hệ sinh thái, PTFI trong những năm qua còn giúp thiết lập các khu rừng ngập mặn mới thông qua việc trồng thảm thực vật trên hơn 700 mẫu Anh đất ngập mặn ở cửa sông Ajkwa.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát hiện hai loài cua mới ở Indonesia