Nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí cũ kỹ bị dừng, vì Philippines không có 1 tỷ USD để đề phòng Trung Quốc (TQ), vào lúc nước này đang có tranh chấp Biển Đông với TQ, theo báo The Wall Street Journal (WSJ)
Các sĩ quan quân đội và quan chức liên quan những hợp đồng quốc phòng ở Philippines nói: nhiều chương trình mua vũ khí hiện đại trị giá 1 tỷ USD bị đình lại hồi đầu năm ngoái.
Sự chậm trễ này cho thấy nỗ lực chuyển hóa hai lực lượng không-hải quân bị bỏ mặc của chính phủ Manila lại bế tắc vì thói quan liêu giấy tờ, vấn nạn tài chính cùng những cáo buộc tham nhũng.
Việc Philippines không có 1 tỷ USD để để phòng Trung Quốc, khiến kế hoạch xây dựng một “khả năng ngăn chặn đáng tin cậy tối thiểu”, gồm hạm đội và phi đội nhỏ nhưng có khả năng, phải mất khoảng 10 năm mới có thể hoàn thành, theo nhà tư vấn quốc phòng Antonio Custodio ở Manila.
Ngay cả với khả năng phòng thủ hiện tại, Philippines vẫn không thể kiềm chế thói hung hăng của TQ, theo Custodio:
“Chúng tôi vẫn mắc kẹt. Khi TQ đã xây những căn cứ mới trên Biển Đông, tôi nói là đã quá muộn. Họ đã xây các căn cứ ngay trước cửa nhà chúng tôi”.
Theo các nguồn tin biết chuyện mua sắm vũ khí của Philippines, nước này chỉ còn một cơ hội nâng cấp lực lượng quân sự, là mua về phương tiện cũ của đồng minh Mỹ và Nhật Bản.
Vì Philippines sẽ khó thể ký được hợp đồng lớn nào trước khi tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 5.2016.
Tổng thống Benigno Aquino III từng hứa sẽ nâng cấp quân đội vốn không được đầu tư kỹ suốt hàng chục năm.
Philipines dựa cậy trực thăng cũ |
Các khoản chi này cho thấy chính phủ tăng tốc hiện đại hóa quân sự đáng kể, vượt quá cả khoản chi quốc phòng của 3 đời tổng thống trước.
Nhưng Coloma cũng cho biết: ông Aquino vẫn chưa ký một luật để cấp thêm 2 tỷ để mua vũ khí, vốn được quốc hội thông qua hồi tháng 2.2013. Ông không giải thích vì sao có sự chậm trễ này.
Theo nhà tư vấn Custodio, việc không thể chi tiền, do tiền của chính phủ Philippines bị dàn mỏng, sau khi chi hàng tỷ USD tái thiết-khắc phục hậu quả siêu bão Hải Yến năm 2013.
Việc chậm chi cũng do một vụ tai tiếng, mà ngành công tố đã truy tố 3 thượng nghị sĩ tham nhũng, sử dụng các tổ chức phi chính phủ giả mạo để “rút ruột” 220 triệu USD tiền dân Philippines đóng thuế. 3 quan chức này phủ nhận tội.
Từ đó, luật mua sắm công được siết chặt, khiến khoản chi quốc phòng bị đình lại. Một quan chức phương tây có công ty liên quan một chương trình bị đình hoãn, nói:
“Xem ra tất cả các chương trình đều bị đình lại”.
Một quan chức khác nói: chính phủ Philippines mất rất nhiều thời gian vào việc mua phương tiện quân sự. Bộ quốc phòng và quân đội Philippines từ chối bình luận.
TQ gần đây tăng tốc xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, nên tướng tư lệnh Gregorio Pio Catapang đề nghị chính phủ Philippines tăng chi quốc phòng, vì nước này đang có nền kinh tế tăng trưởng tốt.
Năm ngoái, ngân sách quốc phòng Philippines chỉ là 3,3 tỷ USD, ít hơn so với Singapore (9.5 tỷ USD Indonesia (7,5 tỷ USD) và Malaysia (4,9 tỷ USD).
Bên cạnh đó là việc một quan chức ngành thuế tuyên bố: đã có chuyện “lại quả” trong vụ mua các trực thăng này. Bộ quốc phòng Philippines phủ nhận các cáo buộc này.
Chương trình trực thăng bị hủy, khiến các quan chức quốc phòng miễn cưỡng đặt hàng, và khiến họ bị “soi” kỹ, theo nhà tư vấn Custodio.
Tổng thống Aquino đã phải nhờ cậy các đồng minh. Trong một chuyến thăm Nhật, ông muốn mua các máy bay tuần tra biển P-3C Orion cũ (Nhật đang xem xét) và đã được Nhật cho vay 183 triệu USD để đóng 10 tàu tuần tra mới.
Úc, Hàn Quốc, Mỹ cũng tặng nhiều phương tiện quân sự cho Philippines trong vài năm qua, và đã phát tín hiệu sẽ tặng nhiều hơn nữa.