Ngày 9.5, Nga đã trình làng siêu tăng Armata của mình khiến thế giới phải kinh ngạc, nhưng giờ đây có thể chương trình này đang phải đối mặt với số phận không mấy tốt nếu không nói là có nguy cơ bị "chết yểu".

Chương trình chế tạo siêu tăng Armata của Nga “chết yểu“?

Một Thế Giới | 18/07/2015, 16:27

Ngày 9.5, Nga đã trình làng siêu tăng Armata của mình khiến thế giới phải kinh ngạc, nhưng giờ đây có thể chương trình này đang phải đối mặt với số phận không mấy tốt nếu không nói là có nguy cơ bị "chết yểu".

Điện Kremlin đã hy vọng rằng với Armata thì khả năng quân sự trên mặt đất của nước này sẽ được "cách mạng hóa", một cách vượt trội chưa từng thấy. 
Những chiến xa thuộc họ Armata được nâng cấp lớp giáp mới, động cơ, và loại vũ khí có uy lực cao hơn các loại xe tăng trước đây của Nga từng được chế tạo.
Tuy nhiên, chính vì sự nâng cấp lên một "tầm cao" mới này khiến giá thành của một chiếc Armata là quá cao với những người tiền nhiệm của nó và khiến việc chế tạo hàng loạt xe tăng mới cho quân đội Nga trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
Đã thế, nền kinh tế Nga dù đã có những bước phục hồi nhất định, nhưng không phải là không bị "ngấm đòn" vì các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ và châu Âu, kết quả là Moscow thu được ít tiền ngân sách hơn.
Theo một học giả của trường Harvard là Dmitry Gorenburg, đã chia sẻ trên Blog của mình và chương trình cải cách quân sự của Nga, thì các chi phí chế tạo siêu tăng Armata đã cao hơn chi phí dự kiến trong Chương trình mua sắm vũ khí nhà nước đến năm 2020 là 2,45 lần.
"Kết quả là, Bộ Trưởng Quốc phòng (Nga) dự kiến sẽ giảm số xe tăng Armata muốn mua, và tập trung thay thế bằng cách hiện đại hóa xe tăng T-72 trong trung hạn", ông Gorenburg cho biết.
"Theo các thông tin từ truyền thông Nga, Uralvagonzavod (công ty sản xuất siêu tăng Armata) đã đồng ý hạ chi phí sản xuất Armata, nhưng chương trình vẫn còn rất tốn kém".
Từ thực tiễn đó, chương trình chế tạo siêu tăng Armata sẽ bị cắt giảm, một chiếc xe tăng được cho là có khả năng khiến cho tất cả vũ khí chống tăng của NATO hiện nay không có cơ hội "tiếp cận".
Ông Gorenburg, ước tính rằng đến năm 2020 người Nga sẽ chỉ có thể đưa vào phục vụ chính thức trong quân đội 330 xe tăng Armata, thay vì kế hoạch "khủng" ban đầu là tới 2.300 chiếc.
Và đó là cũng là kế hoạch "lạc quan" nhất, nếu từ nay đến 2018 xe tăng Armata không bị mắc phải một lỗi nghiêm trọng nào đó, trong quy trình thử nghiệm của mình.
Thiên Hà (theo Business Insider)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội: Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
3 phút trước Theo dòng thời sự
Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2024), TP.Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, thể hiện sự biết ơn với thế hệ cha ông đã hi sinh vì dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chương trình chế tạo siêu tăng Armata của Nga “chết yểu“?