“Đây là lần đầu tiên sau 40 năm tôi được tâm sự như thế này”, ông Nguyễn Dung, cựu binh tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc mở đầu buổi gặp mặt bằng những lời tâm sự đầy xúc cảm tại hội trường nhỏ ở trụ sở của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhân buổi gặp mặt thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc do Sở LĐ - TB và XH tổ chức ngày 27.2.

Phó chủ tịch Thừa Thiên - Huế 'phá lệ' để nói về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc

Lê Đình Dũng | 28/02/2019, 17:48

“Đây là lần đầu tiên sau 40 năm tôi được tâm sự như thế này”, ông Nguyễn Dung, cựu binh tham gia cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc mở đầu buổi gặp mặt bằng những lời tâm sự đầy xúc cảm tại hội trường nhỏ ở trụ sở của Sở LĐ-TB và XH tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhân buổi gặp mặt thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc do Sở LĐ - TB và XH tổ chức ngày 27.2.

Người mẹ không nằm ngửa để đợi con về

Ông Dung, PGS.TS ngành Y khoa, từng là Giám đốc Sở Y tế tỉnh trước khi đảm nhiệm cương vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế phụ trách lĩnh vực y tế, văn hóa, xã hội như hiện nay. Gác lại giấc mơ đại học sau khi đỗ đại học y khoa, năm 1978 ông Dung tham gia quân ngũ công tác ở biên giới phía Bắc. Như bao người lính, người con ưu tú khác của nước Việt, ông Dung tham gia chiến đấu, bảo vệ biên giới phía Bắc khi nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc ở biên giới phía Bắc tháng 2.1979.

Ông Hoàng Việt Quốc (trái), thương binh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc bùi ngùi gặp lại đồng chí, đồng đội

Ông Dung không dùng bài phát biểu chuẩn bị sẵn mà trao đổi với đồng chí, các thương bệnh binh, cô bác, anh chị em là thân nhân liệt sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Vị phó chủ tịch tỉnh phụ trách công tác văn xã nói rằng ông thật sự bối rối cho bài phát biểu của mình khi mà nhiều câu chuyện, kýức đan xen nhau.

“Văn phòng đã chuẩn bị sẵn cho tôi một bài phát biểu rất là hay, là “uống nước nhớ nguồn”… nhưng tôi vẫn muốn trao đổi tâm sự vài lời với các đồng chí, các anh chị thương bệnh binh…” – ông Dung nói bằng giọng nghèn nghẹn, lấy tay gỡ gọng kính làm lộ ra đôi mắt ngấn lệ.

Ông Dung kể rằng ông đi bộ đội vào tháng 5.1978 và một năm sau thì nổ ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Ông cũng như bao người lính khác cũng cầm súng chiến đấu. Suốt 3 năm 6 tháng trên chiến trường, kinh qua bao gian khó trận mạc, cận kề cái chết; có những chiến thắng và cũng có những tổn thất nặng nề, bao đồng đội đồng chí ngã xuống trước mắt mình để bảo vệ từng tấc đất…

Người thân liệt sĩ tham dự buổi gặp mặt do Sở LĐ-TB và XH Thừa Thiên – Huế tổ chức

“Tôi đi bộ đội gần 4 năm, mẹ tôi ở nhà không nằm ngửa. Về sau tôi hỏi bà không nằm ngửa thì làm sao mà mẹ ngủ. Bà biểu mày nói dại, tao nằm ngửa cho mà ngủ quên à.

Tức là, nhà tôi ở đấy nghe tàu chạy, mẹ tôi nằm sấp như thế sẽ không ngủ ngon giấc. Mà không ngon giấc thì biết đâu đón được trong đoàn tàu kia sẽ có con mình trở về…

Tất nhiên sau này thì tôi đã may mắn trở về được, nhưng còn bao nhiêu đồng đội, đồng chí khác, là thân nhân của cô bác, bà con mình ở đây, đã không trở về được; có người trở về thì thân thể cũng không hoàn thiện... Tất tần tật những chuyện ấy có thể nói 40 năm qua chúng ta chưa nói chuyện như thế này, năm nay chúng ta nói. Và tôi nghĩ kýức ấy sẽ tiếp tục giáo dục con cháu chúng ta thế hệ sau nhiều hơn”,ông Dung nghẹn ngào.

3 ngày tuổi và… 40 năm

Nhà báo Phạm Bá Trí, 42 tuổi, đang sống và làm việc ở TP.Huế. Bố của anh tham gia quân ngũ năm 1977 khi anh mới được 3 ngày tuổi. Đơn vị của bố anh lúc đó là Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên) Công an vũ trang, có nhiệm vụ bảo vệ tuyến biên giới từ cửa khẩu Tam Thanh đến cột mốc 25 bản Nà Bàn; đồng thời, trấn giữ tại pháo đài Đồng Đăng, nay thuộc tỉnh Lạng Sơn.

Nhà báo Phạm Bá Trí, người đã mất bố trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc khi mới 15 tháng tuổi

Lúc anh 4 tháng tuổi, anh được nằm trong vòng tay của bố nhân một đợt nghỉ phép ngắn ngày. Đấy cũng là lần cuối cùng anh được bố bế bởi sau đó bố anh vĩnh viễn nằm lại nơi biên cương của Tổ quốc sau khi trở lại Đồng Đăng. Buổi sáng 17.2.1979 hôm ấy, bố anh và nhiều người bạn đồng niên cùng quê đã anh dũng ngã xuống, nằm lại trong cuộcchiếnbảo vệbiên cương, nơi trận địa ác liệt nhất của cuộc chiến tranhbảo vệbiên giớiphíaBắc – pháo đài Đồng Đăng chống quân xâm lược Trung Quốc.

Khi Trí được 15 tháng tuổi cũng là lúc người mẹ trẻ mới ngoài 20 tuổi của anh nhận hung tin về chồng bằng tấm giấy báo tử, hồn thiêng chồng đã quyện hòa cùng sông núi ở tuổi thanh xuân. Hơn 40 năm qua, bà một mình nuôi con khôn lớn và luôn mong ước tìm được thi thể của chồng. Nỗi đau mất chồng, sự cô quạnh cũng chỉ nguôi ngoai phần nào khi người con trai duy nhất của bà ngày một lớn khôn.

Bức thư gửi về gia đình của ông Phạm Bá Hải (bố nhà báo Phạm Bá Trí) trước khi chiến đấu, anh dũng hi sinh ở biên giới phía Bắc năm 1979

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế động viên, tặng quà thương binh, bệnh binh, gia đình thân nhân liệt sĩ ngày gặp mặt sau 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc

Cách đây không lâu, từ Huế, anh Trí được mời ra Hà Nội tham dự buổi gặp mặt đại biểu thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ tiêu biểu nhân kỷniệm 40 năm cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Trên chuyến xe từ sân bay về Hà Nội lúc ấy có một số người là thân nhân liệt sĩ, người lính từng chiến đấu trong cuộc chiến khốc liệt ấy.

Trong lúc chuyện trò, ông Hoàng Việt Quốc, ở P.Vỹ Dạ, TP.Huế, một đồng đội với bố anh Trí mới biết rằng đấy là người con trai của người đồng chí, người bạn cùng đơn vị đã ngã xuống để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Còn anh Trí, mất hơn 40 năm mới biết cách nơi mẹ con anh sống không xa ở Huế, có một người là đồng đội cùng đơn vị của bố, cũng đã hi sinh một phần thân thể trong cuộc chiến chống xâm lược.

Bài ảnh: Nhật Lam
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phó chủ tịch Thừa Thiên - Huế 'phá lệ' để nói về cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc