Bằng cách xét nghiệm máu để rà soát ADN ung thư, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Francis Crick ở London, Anh đã tìm ra phương pháp mới có thể phát hiện ung thư tái phát trước 1 năm so với các phương pháp chụp X-quang, chụp cắt lớp… giúp bác sĩ xử lý khối u sớm và tăng cơ hội điều trị.

Phương pháp xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư tái phát sớm cả năm

Tố Loan | 27/04/2017, 07:43

Bằng cách xét nghiệm máu để rà soát ADN ung thư, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Francis Crick ở London, Anh đã tìm ra phương pháp mới có thể phát hiện ung thư tái phát trước 1 năm so với các phương pháp chụp X-quang, chụp cắt lớp… giúp bác sĩ xử lý khối u sớm và tăng cơ hội điều trị.

Dự án nghiên cứu này tập trung vào ung thư phổi, nhưng quá trình tiến hành dựa trên nguyên tắc cơ bản nên có thể áp dụng cho mọi dạng ung thư. Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong rất cao so với các dạng ung thư khác, và mục tiêu của nghiên cứu là theo dõi xem nó đã làm thế nào để “tiến hóa” thành kẻ giết người rồi tỏa đi khắp cơ thể.

Trong dự án nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Ung thư Anh, khi phẫu thuật cắt mổ khối u trong phổi cho người bị ung thư phổi, những mẫu tế bào trong khối u sẽ được giữ lại. Sau đó, các bác sĩ sẽ phân tích mẫu ADN trong khối u để xây dựng bản đồ gien ung thư cho từng bệnh nhân.

Tiếp đó, cứ 3 tháng một lần sau phẫu thuật, những người tham gia thử nghiệm sẽ được xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu có bất kỳ dấu vết nhỏ nào của ADN ung thư tái xuất hiện hay không.

Kết quả đăng trên báo Nature cho thấy những trường hợp tái phát ung thư có thể được phát hiện từ trong trứng nước, sớm hơn cả 1 năm so với những phương pháp hiện hành. Xét nghiệm máu có thể phát hiện dấu vết ung thư tái phát khi tế bào của nó chỉ mới có kích thước 0,3 milimet khối.

Tiến sĩ Christopher Abbosh, thuộc Viện Ung thư UCL (Anh), nói: "Chúng tôi có thể phát hiện trường hợp tái phát ung thư để điều trị cho bệnh nhân ngay cả khi chưa có những dấu hiệu bệnh lâm sàng, đồng thời cũng có thể theo dõi sự tiến triển của quá trình điều trị.

Đây là niềm hy vọng mới cho cuộc chiến chống ung thư phổi tái phát sau phẫu thuật, thường xảy ra ở phân nửa số bệnh nhân ung thư phổi”.

Trên lý thuyết, việt điều trị ung thư tái phát sẽ dễ dàng hơn khi khối u còn nhỏ so với khi nó đã phát triển lớn và có thể nhận thấy được.

Bà Janet Maitland, bệnh nhân ung thư phổi 65 tuổi, sống ở London, Anh tràn đầy hy vọng khi tham gia công trình thử nghiệm xét nghiệm máu phát hiện sớm tái phát ung thư - ẢNH: BBC

Janet Maitland, 65, sống ở London, là một trong những bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Bà đã chứng kiến cảnh chồng mình qua đời vì ung thư phổi, nên khi bị chẩn đoán cùng căn bệnh này hồi năm ngoái, bà đã rất suy sụp. Nhưng nay bà đã phẫu thuật cắt bỏ khối u và bác sĩ cho biết bà có 75% cơ hội không tái phát trong 5 năm tới. Và việc tham gia thử nghiệm đã cho bà thêm hy vọng.

Một tác động khác của công trình nghiên cứu này là phát triển thuốc điều trị ung thư. Qua cách hiểu vai trò chính của sự mất ổn định về nhiễm sắc thể, các nhà khoa học có thể tìm cách để ngăn chặn nó.

Giáo sư Charles Swanton, thành viên nhóm nghiên cứu, phát biểu với BBC: "Tôi hy vọng chúng ta có thể tạo ra các phương pháp tiếp cận mới để hạn chế sự mất ổn định về nhiễm sắc thể và có thể làm giảm khả năng tiến hóa của khối u, đồng thời hy vọng sẽ ngăn chặn chúng thích nghi với thuốc điều trị”.

HOÀNG ANH
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phương pháp xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư tái phát sớm cả năm