Quân đội Mỹ-Ấn phối hợp chống Trung Quốc bành trướng, vì Bắc Kinh muốn mở rộng tầm ảnh hưởng khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nước trong khu vực nỗ lực đề phòng sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ)

Quân đội Mỹ - Ấn phối hợp chống Trung Quốc bành trướng

Một Thế Giới | 10/06/2015, 15:12

Quân đội Mỹ-Ấn phối hợp chống Trung Quốc bành trướng, vì Bắc Kinh muốn mở rộng tầm ảnh hưởng khắp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Các nước trong khu vực nỗ lực đề phòng sự trỗi dậy của Trung Quốc (TQ)

Mỹ-Ấn chống Trung Quốc bành trướngđặc biệt cảnh giác tham  vọng trở thành một thế lực hải quân ở Ấn Độ Dương của TQ.

Nỗi quan ngại TQ lấn lướt ngay trong “sân sau” của mình khiến Ấn nghiêng về Mỹ, hai lực lượng quân sự lớn nhất thế giới phối hợp ngăn chặn TQ. 
Hai bên thông qua một thỏa thuận hợp tác quân sự vốn cho phép Ấn sở hữu công nghệ quân sự nhạy cảm của Mỹ. Theo một tuyên bố của Bộ quốc phòng Mỹ, thỏa thuận này “đồng ý cử đoàn đám phán nhằm hợp tác về động cơ chiến đấu cơ, thiết kế và đóng tàu sân bay, cùng các lãnh vực khác”.

Ấn hy vọng tự đóng 2 tàu sân bay với sự giúp đỡ của Mỹ trong 10 năm tới. Sự giúp đỡ của Mỹ sẽ giúp Ấn  tăng tốc đóng tàu sân bay, cũng như đóng góp vào khả năng hải quân Ấn sử dụng các tàu sân bay tương lai.

Bên cạnh đó, một trong những công nghệ đóng tàu sân bay chủ đạo mà Ấn  quan tâm là Hệ thống phóng điện trường (EMALS) của công ty General Atomics. 

EMALS sẽ kết hợp với hệ thống máy phóng hỗ trợ cất cánh và hãm đà hạ cánh (CATOBAR), đang được sử dụng trên tàu sân bay lớp Nimitz, vốn là lớp tàu sân bay hiện đại nhất của Mỹ hiện nay.

Công nghệ này cho phép tàu sân bay Ấn phóng máy bay ở tốc độ nhanh hơn so với các mẫu trước đây. EMALS cùng CATOBAR cũng cho phép tàu sân bay Ấn  phóng được chiến đấu cơ hạng nặng và máy bay tuần tra biển.

Việc Mỹ sẵn sàng hợp tác với Ấn cho thấy sự khó chịu trước việc TQ trỗi dậy, cùng việc Mỹ thúc đẩy lập một liên minh kiềm chế tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

TQ trong 20 năm qua liên tục tăng chi quân sự. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Bắc Kinh vào năm 2014 đã chi 216 tỷ USD cho quân sự, so với Mỹ chi 610 tỷ USD và Ấn chi 50 tỷ USD.

Ngoài việc chi quân sự, Bắc Kinh ,liên tục đầu tư xây các cảng ở Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka và Myanmar. Các cảng này cho phép tàu thương mại, tàu chiến nổi và tàu ngầm TQ cập bến, tạo nên một dây chuyển cảng an toàn cho TQ trên toàn Ấn Độ Dương.

Ấn nghi ngờ TQ khi tàu ngầm TQ cập cảng Colombo ở Sri Lanka kề cận Ấn. Theo tướng  Deepak Kapoor của Ấn, Bắc Kinh toan lập “chuỗi ngọc” trên Ấn Độ Dương nhằm lập ưu thế tối thượng về thương mại và hải quân trên vùng biển chiến lược của Ấn.

Bên cạnh các căn cứ hải quân, TQ cũng khiến Ấn phải quan ngại, từ việc TQ phát triển thế lực hải quân bằng hệ thống tàu sân bay.

Hiện TQ có Liêu Ninh, tàu sân bay lớn nhất châu Á (dài 302 mét, mua lại của Ukraine) vốn có thể chở theo 50 máy bay và trực thăng. 

Dù có kích cỡ lớn, Liêu Ninh là một tàu cũ và thường trục trặc máy. Nó chỉ đáng là một tàu sân bay thử nghiệm, hơn là một công cụ để TQ phô trương thế lực.

TQ hy vọng khắc phục được điều này, bằng một tàu sân bay tự đóng mà Bắc Kinh hy vọng sẽ sẵn sàng hoạt động từ năm 2020. Hiện chiếc này đang ở giai đoạn phát triển, chưa thể đóng.

Ấn cũng có vấn đề tương tự. Dù họ có 3 tàu sân bay, nhưng chiếc Viraat sẽ thôi hoạt động từ năm 2016, chiếc Vikrant liên lục bị chậm trễ và đội giá sản xuất dù kế hoạch đi biển chuyến đầu tiên năm 2018 hoặc 2019.

Vậy là Ấn chỉ còn mỗi chiếc Vikramaditya hoạt động. Như Liêu Ninh, nó cũng là một tàu sân bay cũ, do Liên Xô đóng hồi đầu những năm 1980, và gặp phải nhiều trục trặc máy móc kinh niên.

Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Mỹ, có thể trong 10-12 năm nữa, Ấn sẽ có chiếc tàu sân bay mới.

TQ đang đòi độc chiếm Biển Đông. Dù Ấn không trực tiếp giáp vùng biển này, New Delhi vẫn quan tâm tới Biển Đông vì lý do hoạt động thương mại và khai thác dầu khí.

Việc TQ hung hăng tuyên bố độc chiếm Biển Đông làm rối hai sự quan tâm trên, trong lúc Ấn tham gia vào một liên minh quốc tế có liên quan quyền lợi Mỹ vốn có chủ trương “Xoay trục về châu Á”.

Việc Mỹ liên minh với Ấn là một chiến lược đối trọng với TQ, theo nhà nghiên cứu Robert Manning của tổ chức nghiên cứu Hội đồng Allantic (Mỹ) nói với báo Washington Times.

Mai Hà (theo Business Insider)

Bài liên quan
Đêm nay miền Bắc lạnh, siêu bão Man-Yi đang tiến vào Biển Đông
Siêu bão Man-yi vẫn giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/giờ và hướng vào vùng biển miền Trung. Biển động dữ dội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Mỹ - Ấn phối hợp chống Trung Quốc bành trướng