Việc Trung Quốc (TQ) tuyên bố độc chiếm chủ quyền, TQ hung hăng trên Biển Đông đòi hỏi Mỹ nên xài chiêu đòn bẩy kinh tế, theo trang Defense One.com.

Chỉ quân sự thôi thì chưa đủ chặn đứng Trung Quốc ở Biển Đông

Một Thế Giới | 09/06/2015, 06:13

Việc Trung Quốc (TQ) tuyên bố độc chiếm chủ quyền, TQ hung hăng trên Biển Đông đòi hỏi Mỹ nên xài chiêu đòn bẩy kinh tế, theo trang Defense One.com.

Hạm trưởng Robert A. Newson, nguyên chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Yemen và Lauren Dickey, nhà nghiên cứu cho chính sách đối ngoại của Mỹ ở Hội đồng quan hệ đối ngoại (CFR,thuộc Nhà Trắng) nêu quan điểm của họ:
Mỹ cần phải sử dụng cả đòn bẩy kinh tế, để ngăn chặn việc Bắc Kinh thực hiện tuyên bố chủ quyền Biển Đông, cũng như thực hiện dự án triển khai hải quân hoạt động “ở vùng biển xa”.
Nếu chỉ gây sức ép quân sự không thôi, Mỹ không thể cản ngăn TQ theo đuổi chủ nghĩa bành trướng và những hành vi hung hăng trên Biển Đông.
Riêng 2 năm qua, TQ xây nhiều đảo nhân tạo, và công trình “khủng” này cùng sự hiện đại hóa quân sự rầm rộ, và việc công bố Sách Trắng chiến lược quân sự đã phát tín hiệu rõ ràng đến Lầu Năm Góc và các đồng minh của Mỹ trong khu vực: TQ là một thế lực cạnh tranh toàn cầu, hung hăng theo đuổi các mục tiêu và đe dọa sự an ninh khu vực.
Vấn đề là Mỹ thiếu một chiến lược khả thi để phản ứng với mục tiêu chiếm thêm đất của TQ. Một phản ứng quân sự mạnh mẽ có thể dẫn đến tính toán sai và xung đột, gây nguy hiểm cho sự ổn định cần thiết của quyền lợi Mỹ và của đồng minh trong khu vực Biển Đông.
Washington quá chú trọng đến một phản ứng quân sự, mà không chú ý đến các chủ trương phản ứng khác. Trong khi duy trì sự hiện diện quân sự thường trực để ngăn chặn xung đột là trọng tâm của bất kỳ chiến lược nào, cũng nên xem các phương án khác.
Một trong những phương án dễ làm là sử dụng đòn bẩy kinh tế. Không nên đánh giá thấp công cụ đòn bẩy kinh tế này trong quan hệ Mỹ-Trung.
TQ đang sử dụng các công cụ vận hành kinh tế cùng sự hiện diện quân sự để theo đuổi các mục tiêu chính trị.
Ví dụ năm 2012, Bắc Kinh đột ngột hạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines, để trả đũa vụ va chạm trong vùng biển tranh chấp gần Bãi Scarborough Shoal.
Quyết định này mở rộng đến các loại trái cây, tác động xấu mạnh mẽ đến nông dân Philippines lệ thuộc việc xuất trái cây qua TQ để có thu nhập.
Lệnh cấm vận trái cây của Bắc Kinh được dở bỏ, ngay khi hai bên đạt được thỏa thuận cùng rút tàu chiến khỏi vùng tranh chấp đó.
Đối với Mỹ, khả năng sử dụng đòn bẩy kinh tế như một công cụ chính sách đối với TQ, không nên chú trọng vào các hàng hóa nào đó, mà là vào dòng tiền thương mại song phương.
Các công ty Mỹ đã đầu tư hơn 70 tỷ USD vào TQ, và nước này nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trị giá 124 tỷ USD từ Mỹ, dù Mỹ cũng nhập số hàng hóa TQ trị giá 466 tỷ USD.
Rõ ràng dòng tiền thương mại Mỹ-Trung đã định hình sức tăng trưởng kinh tế của riêng TQ.
Và khi sắp đạt được thỏa thuận thương mại Đối tác liên Thái Bình Dương (TPP) cùng Thỏa thuận đầu tư song phương Mỹ-Trung (BIT) có lẽ những cấp độ thương mại hiện hữu sẽ tăng cao hơn, tạo ra cú kích thích cần thiết cho nền kinh tế TQ đang chậm lại.
Cỗ máy kinh tế TQ nên trở thành điểm chú ý cho chiến lược Mỹ. Các nhà hoạch định chính sách nên tìm đến cộng đồng doanh nghiệp, để khai thác các phương án có thể rút dòng tiền thương mại đổ vào cỗ máy bành trướng chủ nghĩa của TQ.
Khi chi phí lao động và những hạn chế nguồn lực tăng ở TQ, các doanh nghiệp Mỹ đang đối mặt với sự lựa chọn: ở lại TQ hay là ra đi ?
Hiện vùng hạ lưu sông Mekong và Indonesia mời gọi những phương án rẻ tiền hơn cho các doanh nghiệp Mỹ. TPP và BIT có thể giúp các nước châu Á và Mỹ La Tinh cạnh tranh với TQ để xuất khẩu qua Mỹ.
Những tiến bộ trong hoạt động sản xuất 3 chiều cũng có thể góp phần giảm hoạt động thương mại với TQ, và đưa hoạt động sản xuất trở lại Mỹ.
Thương mại là trọng tâm chiến lược của TQ. Việc cắt quan hệ thương mại này có thể tác động lâu dài đến chiến thuật giành ưu thế trongkhu vực của TQ.
Nếu trả đũa thương mại không có trong chiến lược của Mỹ và đồng minh, việc nhập khẩu vào TQ sẽ vẫn tiếp tục, và tài trợ cho dự án bành trướng của TQ.
Mai Hà (theo Defenseone.com)

Bài liên quan
Gặp Trung Quốc thảo luận về AI tiên tiến, Mỹ nói không đàm phán về các chính sách bảo vệ công nghệ
Mỹ và Trung Quốc sẽ gặp nhau tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ) để thảo luận về trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến vào ngày 14.5, Reuters đưa tin. Hai quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng các chính sách bảo vệ công nghệ của chính quyền Biden sẽ không phù hợp để đàm phán, dù cuộc thảo luận giữa hai bên nhằm khám phá cách giảm thiểu rủi ro từ AI.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Dự kiến cung cấp miễn phí phần mềm chống lừa đảo cho người dân vào tháng 7
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Vũ Ngọc Sơn - Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng Quốc gia cho biết phần mềm sử dụng công nghệ tiên tiến để kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website, số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR, giúp người dùng tránh xa các mối nguy hiểm tiềm tàng trên không gian mạng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ quân sự thôi thì chưa đủ chặn đứng Trung Quốc ở Biển Đông