Các nhà khoa học Estonia và Tây Ban Nha đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích 8 mô hình hàng đầu về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người, và đã tìm thấy những bằng chứng về cái gọi là các "quần thể ma cổ xưa"(the ghost archaic populations) của tổ tiên loài người.

'Quần thể ma cổ xưa' giúp khám phá về tổ tiên loài người

12/02/2019, 05:29

Các nhà khoa học Estonia và Tây Ban Nha đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích 8 mô hình hàng đầu về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người, và đã tìm thấy những bằng chứng về cái gọi là các "quần thể ma cổ xưa"(the ghost archaic populations) của tổ tiên loài người.

Bộ gien của con người hiện đại có những phân đoạn thừa hưởng từ người Neanderthal - Ảnh: Action Press

Theo Nature Communications, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tartu (Estonia) và Đại học Pompeu Fabra (Tây Ban Nha) đã sử dụng công nghệ máy học để phân tích 8 mô hình hàng đầu về nguồn gốc và sự tiến hóa của loài người. Họ đã tìm thấy những bằng chứng về cái gọi là các "quần thể ma cổ xưa" (the ghost archaic populations) của tổ tiên loài người.

Phân tích cho thấy nhóm tông người hominin đã tuyệt chủng từng giao phối với người Homo Sapiens ở châu Á và châu Đại Dương, nhưng chỉ để lại dấu vết rời rạc trong ADN của con người hiện đại. Đây là một trong những ví dụ đầu tiên về cách học máy có thể giúp khám phá tổ tiên của con người. Sau khi phân tích một lượng lớn dữ liệu di truyền còn sót lại trong xương hóa thạch và so sánh chúng với ADN của người hiện đại, các nhà khoa học có thể bắt đầu lấp đầy những khoảng trống trong lịch sử tiến hóa của loài người.

Các kết quả này trùng khớp với các lý thuyết cổ sinh học được phát triển qua nghiên cứu xương hóa thạch của tổ tiên loài người. Dữ liệu mới cho thấy tông người hominin có lẽ bắt nguồn từ sự lai giống giữa người Neanderthal và người Denisova. Các nghiên cứu trước đây về bộ gien người đã chỉ ra rằng sau khi con người hiện đại rời khỏi châu Phi, loài người bắt đầu sinh sản với các giống như người Neanderthal và người Denisova cùng tồn tại với người hiện đại thời kỳ đầu trước khi bị tuyệt chủng. Thế nhưng để vẽ lại cây phả hệ, kết hợp những nhánh đa dạng này vào đó thật là một việc làm không dễ dàng. Bằng chứng về sự tồn tại của các loài "quần thể ma" có thể không nhiều và có nhiều giả thuyết mâu thuẫn nhau trong việc giải thích người Homo Sapiens có thể giao phối với các loài khác khi nào, ở đâu và với tần suất như thế nào.

Các dấu vết của các lần giao phối cổ xưa này có thể được xác định qua sự khác biệt trong bộ gien của người. Các nhà khoa học quan sát thấy sự phân chia giữa hai nhiễm sắc thể diễn ra nhiều hơn họ dự tính. Ví dụ, khi các nhà nghiên cứu giải trình tự bộ gien người Neanderthal vào năm 2010, họ nhận ra rằng một số khác biệt này là những đoạn nhỏ của bộ gien mà chúng ta có thừa hưởng từ người Neanderthal.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Quần thể ma cổ xưa' giúp khám phá về tổ tiên loài người