Ngày 18.10, Sở Khoa học – Công nghệ (KH-CN) TP.Cần Thơ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH-CN tổ chức Hội thảo "Giải pháp tăng cường bảo hộ quyền SHTT đối với kết quả nghiên cứu".
Việc Mỹ ủng hộ tạm đình chỉ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin COVID-19 có thể là chiến thuật khiến các nhà sản xuất nhượng bộ bằng cách chia sẻ công nghệ hay mở rộng liên doanh, qua đó giúp thúc đẩy sản lượng toàn cầu tăng nhanh.
Cổ phiếu nhiều hãng sản xuất vắc xin COVID-19 trên thế giới giảm hôm 6.5, một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden có kế hoạch ủng hộ việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vắc xin.
Mỹ đã quyết định ủng hộ việc đình chỉ tạm thời việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin COVID-19. Động thái này có thể khiến gây phẫn nộ từ ngành dược phẩm, vốn phản đối mạnh mẽ việc từ bỏ bằng sáng chế.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thương mại điện tử (TMĐT), bên cạnh những lợi ích mà môi trường kinh doanh trong TMĐT mang lại thì đây cũng là nơi gây ra nhiều thách thức, trong đó có vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT).
Theo ông Hoàng Văn Trực, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an, hiện nay cứ 7 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ được phát hiện thì chỉ có 1 vụ được khởi tố.
Tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đang là vấn đề gây bức xúc trong dư luận xã hội, tác động tiêu cực tới đời sống người dân và môi trường kinh doanh.
Theo báo cáo của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Diễn đàn doanh nghiệp thường niên 2015 mới đây, việc Việt Nam bảo vệ luật sở hữu trí tuệ là rất cần thiết để khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.