Trong Hội nghị giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Trung ương và Bộ TT-TT tổ chức sáng 29.8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã thông tin một số vấn đề nổi bật của ngành và các điều kiện cho năm học 2023 - 2024.
Sáng 26.8, tại chương trình Đối thoại cùng chính quyền thành phố tháng 8.2023 với chủ đề chào đón năm học mới, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hoài Nam cho biết, sở đã chỉ đạo các đơn vị trường học hỗ trợ cung cấp sách giáo khoa cho học sinh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg yêu cầu các bộ liên quan và UBND các tỉnh, thành phố bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024.
Về những sai sót trong một số cuốn sách giáo khoa và khả năng thiếu sách giáo khoa trong năm học sắp tới, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng thái độ của bộ và các nhà xuất bản trong việc tiếp thu ý kiến phê bình mới là điều khiến cử tri lo lắng.
Ngày 26.2, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp với các NXB tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tới các trường THPT trên địa bàn thành phố.
Từ năm 2014 đến hết tháng 8.2019 NXB Giáo dục đã in, phát hành và bán được hơn 300 triệu bản sách giáo khoa có các trang có thể viết vào, gây lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội, số tiền tạm tính là hơn 2.374 tỉ đồng.
TP.HCM có kế hoạch sẽ trang bị sách giáo khoa trong thư viện, để học sinh có thể mượn sử dụng trong suốt năm học, đồng thời trang bị 100% đầu sách giáo khoa điện tử.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng phải tôn trọng quy luật thị trường, tôn trọng quyền định đoạt về vấn đề giá cả của các tổ chức, cá nhân. Sự can thiệp của Nhà nước phải tránh xâm phạm quyền lợi của các chủ thể.
Theo TS Cấn Văn Lực, cần hết sức cân nhắc việc đưa giá sách giáo khoa vào danh mục bình ổn, vì bản chất vấn đề của Việt Nam hiện nay là đang lãng phí sách giao khoa phổ thông.
Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đang xem xét khả năng sử dụng sách giáo khoa tiếng Anh kỹ thuật số và in giấy cho cấp tiểu-trung học từ năm học 2024.