Cơ quan phát triển tài chính quốc tế của chính phủ Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ để đưa quốc gia Nam Á này vào liên minh chiến lược do Washington hình thành với các đồng minh trong khu vực để ứng phó với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Sáng kiến Vành đai, Con đường có thể gặp thêm thách thức mới từ Ấn Độ

Anh Đủ | 26/09/2018, 05:46

Cơ quan phát triển tài chính quốc tế của chính phủ Mỹ đang đàm phán với Ấn Độ để đưa quốc gia Nam Á này vào liên minh chiến lược do Washington hình thành với các đồng minh trong khu vực để ứng phó với Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Chủ tịch và Giám đốc điều hành OPIC Ray Washburne nói với tờSouth China Morning Postvào thứ hai rằng sau khi ký thỏa thuận với các quỹ phát triển tài chính ở nước ngoài của Nhật Bản và Úc,Tập đoàn Đầu tư Tư nhân Nước ngoài (OPIC)của Mỹ“hiện đang thảo luận với Ấn Độ ” để đạt được bản ghi nhớ với quốc gia này.

Nếu thành công, bản thỏa thuận này “sẽ bao gồm những điều khoản rất giống với những gì chúng tôi đạt được với Nhật Bản và Úc”, ông Washburne nói.

Mối quan hệ hợp tác này cho phép ba quốc gia hợp lý hóa quá trình đầu tư chung vào năng lượng, giao thông, du lịch và cơ sở hạ tầng công nghệ. Các khoản đầu tư cũng để nhằm thu hút vốn tư nhân cho các dự án, mà trong một số trường hợp vốn đầu tư lớn gấp nhiều lần so với nguồn vốn của ba chính phủ.

Ảnh hưởng của OPIC ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương được kỳ vọng sẽ trở nên mạnh hơn sau khi dự luật cho phép cơ quan có thẩm quyền đầu tư vốn vào các dự án phát triển thay vì chỉ cho vay được thông qua.

“Sử dụng tốt hơn các khoản đầu tư dẫn đến Đạo luật phát triển năm 2018” (BUILD 2018), được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua vào tháng 7, và sẽ được bỏ phiếu tại Thượng viện trong tuần này. Nếu dự luật được thông qua và được Tổng thống Donald Trump ký ban hành, OPIC sẽ được đổi tên thành Cơ quan Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USIDFC) và số tiền mà cơ quan này có thể đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng sẽ tăng hơn gấp đôi, tương đương khoảng 60 tỷ đô la.

Quan hệ đối tác ba bên giữa OPIC với Nhật Bản và Úc là một phần trong kế hoạch mà Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gần đây gọi là “Tầm nhìn kinh tế Thái Bình Dương”, nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực châu Á.

Hạ nghị sĩ bang Florida Ted Yoho, người ủng hộ cho dự luật BUILD tại Hạ viện, cho rằng dự luật này là cần thiết để đối phó với một Trung Quốc “bành trướng”.

Hạ nghị sĩ bang Florida Ted Yoho

Theo ông Yoho, việc Mỹ đưa Ấn Độ vào mối quan hệ đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là cách để “kết nối” những người có cùng lập trường phản đối những gì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng đề xuất.

“Nhớ lại phát biểu của ông Tập Cận Bình và đại hội đảng lần thứ 19 của Trung Quốc hồi tháng 10/2017, khi đó ông Tập nói rằng đã đến lúc Trung Quốc giành vị trí trung tâm trên trường quốc tế. Đây là những phát biểu đáng quan ngại. Ông ấy không muốn chia sẻ, mà muốn kiểm soát trường quốc tế”, nghị sĩ Yoho nói.

Cách đây 5 năm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường để xây dựng các liên kết về kinh tế, chính trị và văn hóa dọc khu vực châu Á, đồng thời kết nối châu Á với châu Âu và châu Phi thông qua các dự án cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường bộ, đường sắt và đường ống dẫn dầu. Sáng kiến này khởi nguồn từ Quỹ Con đường Tơ lụa trị giá 40 tỷ USD của chính phủ Trung Quốc.

Myanmar là một trong những nước đang bị mắc kẹt trong các dự án phát triển kinh tế do Trung Quốc và Mỹ viện trợ.

Tập đoàn nhà nước Trung Quốc Citic Group đã chi khoảng 1,3 tỷ USD cho giai đoạn đầu tiên của dự án cảng nước sâu Kyauk Pyu ở rìa phía tây của bang Rakhine, Myanmar. Dự án này sẽ cho phép các tàu chở dầu lớn hơn tiếp cận cảng.

Trong khi đó, theo thông tin trên trang web của OPIC, cơ quan này cũng lên kế hoạch cung cấp 250 triệu USD để hỗ trợ tài chính cho công ty Apollo Towers Myanmar phát triển các tháp viễn thông trên khắp đất nước Myanmar. Apollo từng xây dựng 1.800 tháp kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2014 và dự kiến sẽ xây dựng hơn 2.000 tháp khác trong giai đoạn tiếp theo của dự án.

Ngân Giang(theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
5 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sáng kiến Vành đai, Con đường có thể gặp thêm thách thức mới từ Ấn Độ