Nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định với báo điện tử Một Thế Giới tất cả những nơi nào sử dụng âm nhạc dùng vào mục đích kinh doanh đều phải nộp phí tác quyền ví dụ như: bãi đỗ xe, bệnh viện (đặc biệt là các bệnh viện tư nhân), quán cà phê, karaoke, khách sạn….
Trên website của Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam cũng cập nhật thông tin về bảng giá mà đơn vị này đưa ra để áp dụng trong việc thu tiền tác quyền đối với các khách sạn, quán bar, quán cà phê, bệnh viện…
Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) do nhạc sĩ Phó Đức Phương làm Giám đốc vừa qua đã tiếp tục mở rộng lĩnh vực thu phí tác quyền âm nhạc. Cụ thể, mục 3.5 trên mẫu biểu giá mà đơn vị này đưa ra có ghi:
“Tại khu vực sảnh, lễ tân, hành lang, văn phòng, cửa hàng - khu mua sắm, CLB thể dục, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ, bãi đỗ xe… có sử dụng nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình” đều phải trả tiền tác quyền theo đúng quy định. Biểu giá đi kèm các mục này sẽ tính theo m2 diện tích sàn. Diện tích từ 1-200m2 có mức thu nhuận bút 1 triệu đồng/năm. Mỗi m2 tăng thêm sẽ tính 4.000 đồng/năm”. Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương thì động thái này nhắm vào việc rất nhiều các đơn vị kinh doanh đang “xài nhạc chùa”.
“Tại khu vực sảnh, lễ tân, hành lang, văn phòng, cửa hàng - khu mua sắm, CLB thể dục, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ, bãi đỗ xe… có sử dụng nhạc nền thông qua bản ghi âm, ghi hình đều phải trả tiền tác quyền theo đúng quy định. Động thái này nhắm vào việc rất nhiều các đơn vị kinh doanh đang “xài nhạc chùa”. Chỗ nào có sử dụng âm nhạc để kinh doanh thì việc thu tác quyền là hiển nhiên. Về mặt lý thuyết thì bệnh viện kinh doanh hay bãi đỗ xe mà có sử dụng tác phẩm âm nhạc thì phía VCPMC cũng thu tiền tác quyền”. - nhạc sĩ Phó Đức Phương khẳng định.
Nhạc sĩ Phó Đức Phương
Bên cạnh đấy, nhạc sĩ Phó Đức Phương cho biết: "Có thể một số người hiểu sai ý tôi. Tôi có nói là bất kỳ chỗ nào dùng âm nhạc để kinh doanh như nhà hàng, quán cà phê, thậm chí bệnh viện kinh doanh, thu tiền túi từ bệnh nhân thì về lý thuyết chúng tôi cũng có thể thu phí bản quyền. Tôi nói rõ là về lý thuyết có thể thu tiền tác quyền ở bệnh viện, tuy nhiên, việc này khi nào triển khai thì chưa biết được, có thể 10 năm, có thể 20 năm nữa mới triển khai việc thu phí tác quyền âm nhạc ở bệnh viện thì sao?"
Theo nhạc sĩ Phó Đức Phương, Giám đốc của VCPMC cho biết, trung tâm này chỉ thu tác quyền cho các thành viên của hội, còn tác giả chưa phải là thành viên của hội thì hội nào sẽ thu phí? Hay đơn vị kinh doanh đó sẽ được “xài nhạc chùa” nếu tác giả không phải là thành viên của hội.
Chia sẻ với phóng viên, nhạc sĩ Dương Thụ cũng cho rằng việc thu tiền tác quyền ít hay nhiều đều đáng quý. Nhiều tác giả âm nhạc của Việt Nam đang rất nghèo, khổ. Nếu mỗi quý, tác giả được 60 - 70 triệu tiền tác quyền thì cũng phải cắt phí cho bên Trung tâm chứ. Điều này là đúng vì chẳng ai đi làm không công cả. Bên Trung tâm cũng phải trang trải các chi phí về nhân sự, cơ sở, tổ chức. Kể cả việc thu tiền tác quyền qua tivi được sử dụng ở các sảnh khách sạn, phòng lễ tân cũng là xứng đáng. Thử tính xem, đài truyền hình thu bao nhiêu tiền quảng cáo thì sẽ thấy việc trả phí tác quyền chỉ là con số rất bé.
“Bệnh viện bây giờ trang bị cả phòng dịch vụ, tiện nghi không khác gì khách sạn. Âm nhạc phát ở đó là để phục vụ bệnh nhân. Âm nhạc đã góp phần làm tăng chất lượng dịch vụ của bệnh viện. Thực tế, bệnh nhân đã trả viện phí rất cao cho các dịch vụ thì bệnh viện phải trích một phần viện phí để trả tiền tác quyền. Đấy là tiền mua nhạc để phục vụ. Tiền trả cho âm nhạc cũng giống như tiền trả cho việc sử dụng điều hòa, tủ lạnh, tivi…
Đối với các chủ khách sạn, nhà hàng, các phòng dịch vụ ở bệnh viện, một năm tiền tác quyền âm nhạc có mấy triệu thì không đáng bao nhiêu, không đáng để tranh cãi, bàn tán, thắc mắc. Không đáng gì! Họ đã thu được rất nhiều tiền của dân. Bây giờ họ "tiếp tục bóc lột nhạc sĩ" nữa là không được. Chúng ta biết ở Việt Nam hiện nay, đi học phải đóng tiền, vào bệnh viện phải đóng tiền, bảo hiểm phải đóng tiền thì âm nhạc được sử dụng vào mục đích kinh doanh phải đóng tiền là dĩ nhiên, không có gì đáng phải bàn cãi ở đây cả.” - nhạc sĩ Dương Thụ đưa ý kiến ủng hộ.
Trong năm 2016, VCPMC thu được hơn 2,86 tỉđồng tiền tác quyền từ hơn 600 quán cà phê trên cả nước. Riêng 5 tháng đầu năm 2017, số tiền này là 1,07 tỉ. Các quán cà phê được VCPMC “xếp hạng” theo khoảng 15 mức đóng tiền tác quyền tùy theo vị trí gần hoặc xa trung tâm thành phố. Những quán ở nơi hẻo lánh quá sẽ không phải nộp.
Dạ Thảo