Từ mùng 2 Tết các hệ thống phân phối bán trở lại bán bình thường, nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm, không phải lo lắng giá cả biến động để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết.

Sở Công Thương TP.HCM: Người dân không phải lo lắng giá cả biến động trong dịp Tết

Hồ Quang | 05/01/2023, 18:11

Từ mùng 2 Tết các hệ thống phân phối bán trở lại bán bình thường, nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm, không phải lo lắng giá cả biến động để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết.

Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM đã chia sẻ như thế với báo chí vào chiều 5.1.2023 về tình hình cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

so-cong-thuong-tphcm-nguoi-dan-khong-phai-lo-lang-gia-ca-bien-dong-trong-dip-tet-hinh-anh(1).png
Ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó giám đốc Sở Công Thương TP.HCM chia sẻ với chí về tình hình cung ứng hàng hóa dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vào chiều 5.1.2023- Ảnh: PV

Theo ông Phương, trong năm chỉ số GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của TP tăng 9,03%, sức mua tăng rất mạnh. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2022 đạt 1.089.466 tỉ đồng, tăng 30,5% so với cùng kỳ (cả nước tăng 19,8%). Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 625.520 tỉ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ.

Đề cập đến việc cung ứng hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, ông Phương cho biết, TP đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trong đó đã tổ chức hội nghị cung cầu với quy mô lớn với các tỉnh, thành để giới thiệu, cung ứng cho thị trường Tết của TP.

Hiện nay nguồn vốn của các doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết là 20.000 tỉ đồng, trong đó hàng bình ổn thị trường xấp xỉ khoảng 8.000 tỉ đồng; đặc biệt có một số mặt hàng chiếm thị phần cao, lên đến trên 50%. “Với nguồn hàng, kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, tình hình hàng hóa cung ứng Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 này sẽ ổn định, đảm bảo nguồn cung”, ông Phương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chương trình bình ổn thị trường với các kế hoạch bình ổn giúp cho các doanh nghiệp khác phải có những chương trình phù hợp, đảm bảo cạnh tranh giúp cho giá cả hàng hóa ổn định.

Cụ thể, Saigon Co.op đang triển khai chương trình “Khai Tết xanh – Gieo lộc Lành”, tổ chức “Chuyến xe hạnh phúc” đưa người lao động về quê đón Tết, chiết khấu 15% cho hơn 3 triệu giỏ quà Tết; đồng loạt giảm giá nhiều mặt hàng thiết yếu như thịt heo, gà ta, thịt bò, thủy hải sản, rau củ quả, trái cây…

Hệ thống SATRA cũng chuẩn bị một lượng vốn để chuẩn bị khuyến mãi, giảm giá lên đến 2,5 tỉ đồng, trong đó lương thực – thực phẩm chiếm 500 triệu đồng, tăng 10% so với Tết Nhâm Dần 2022, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm thiết yếu như: gạo, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến: dầu ăn, đường…

Ngoài ra còn có chương trình: “khuyến mại “Tết sum vầy – Tri ân đong đầy” với nhiều sản phẩm giảm giá lên đến 49% .

Trong ngày hôm nay (5.1.2023), hệ thống Central Retail đang triển khai nhiều Chương trình như: “Khóa giá thịt lợn tươi”, “Trao quà Tết – Gửi yêu thương”, “Tết Vui khỏe – Giá thật rẻ”, “Tết là Hạnh phúc” kéo dài đến ngày 15.1.2023 bán với mức giá gốc, không lãi. “ Mức giá này giảm đến 20% so với giá thị trường, giảm sâu hơn so với giá bình ổn thị trường”, ông Phương nói.

Các hệ thống phân phối trên cũng đang tập trung triển khai xây dựng kế hoạch giảm sâu các mặt hàng thiết yếu trong 2 ngày cận Tết. “Việc giảm giá ở 2 ngày cận Tết này rất quan trọng, vì thông thường đây là thời điểm sức mua cao nhất, với những người lao động có thu nhập trung bình – thấp sẽ ảnh hưởng đến việc mua sắm”, ông Phương chia sẻ.

Đánh giá về sức mua của thị trường Tết tại thời điểm này theo ông Phương là tăng so với thời điểm này của năm ngoái, tăng khoảng 20 đến 30%.

Để giảm ùn ứ trong việc mua sắm Tết các đơn vị phân phối bổ sung thêm quầy tính tiền, tăng giờ bán… Thông thường mọi năm Mùng 2 Tết các đơn vị phân phối sẽ bán hàng trở lại từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối nhằm phục vụ cho người tiêu dùng khỏi dự trữ hàng hóa, nhưng năm nay nay từ Mùng 2 Tết, đơn vị SATRA tổ chức bán lại bình thường từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm; còn các đơn vị phân phối khác như: Central Retail, BiC, Go! bán từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm.

“Như vậy, các hệ thống này từ mùng 2 Tết đã trở lại bán bình thường, nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm, không phải lo lắng giá cả biến động để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết”, ông Phương nhấn mạnh.

Bài liên quan
Dự án chính quyền số TP.Hải Phòng: Gia tăng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp
UBND TP.Hải Phòng vừa khai trương Dự án Chính quyền số TP.Hải Phòng - một trong những dự án quan trọng trong phát triển kinh tế số, xã hội số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
27 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sở Công Thương TP.HCM: Người dân không phải lo lắng giá cả biến động trong dịp Tết