Theo báo cáo mới công bố của tổ chức tài chính UBS hợp tác với công ty kiểm toán PwC, số lượng tỉ phú của châu Á trong năm 2016 là 637 người, còn Mỹ là 563 người.

Số tỉ phú châu Á lần đầu vượt Mỹ

Cẩm Bình | 27/10/2017, 19:00

Theo báo cáo mới công bố của tổ chức tài chính UBS hợp tác với công ty kiểm toán PwC, số lượng tỉ phú của châu Á trong năm 2016 là 637 người, còn Mỹ là 563 người.

Báo cáo chỉ ra tổng số tỉphú trong năm 2016 là 1.542 người, tăng 10% so với năm nước. Tổng giá trị tài sản của các tỉphú đã đạt 6.000 tỉUSD, tăng 17% sau khi bị sụt giảm vào năm 2015 (5.100 tỉUSD). Và đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử châu Á có số tỉphú nhiều hơn Mỹ.

Cụ thể, số tỉphú châu Á tăng mạnh từ 520 (năm 2015) lên 637 người; số tỉphú Mỹ tăng từ 538 (năm 2015) lên 563 người. Tuy nhiên, số tỉphú Mỹ vẫn nắm giữ khối tài sản lớn nhất thế giới với 2.800 tỉUSD, tăng 15% so với năm trước, còn khối tài sản mà các tỉphú châu Á nắm giữ trong năm 2016 là 2.000 tỉUSD, tăng 31%.

Cũng theo báo cáo, 3/4 số tỉphú mới đến từ Trung Quốc và Ấn Độ. UBS và PwC dự đoán trong vòng 4 năm tới châu Á sẽ vượt qua Mỹ về số lượng tỉphú lẫn số tài sản nắm giữ.

Lý giải cho chuyện châu Á nhiều tỉphú hơn Mỹ, báo cáo cho biết đây là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm “tình hình địa chính trị Trung Quốc ổn định, giá bất động sản ở Trung Quốc, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng tăng, tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, giá hàng hóa tăng”.

So với châu Á và Mỹ, châu Âu có ít tỉphú hơn. Khu vực này chỉ tăng thêm 3 tỉphú, từ 339 (năm 2015) lên 342 người năm 2016.

Theo UBS và PwC, sở dĩ châu Âu ít tỉphú là vì một số người đã mất và vì châu Âu là nơi có văn hóa kinh doanh bảo thủ cùng các quy định nghiêm ngặt, khiến các doanh nghiệp tại đây khó làm ăn.

Số tỉ phú của châu Âu, châu Á và Mỹ - Ảnh: The Atlas

Chia theo ngành nghề, hầu hết tài sản của các tỉphú là kiếm được từ ngành tiêu dùng vàbán lẻ (1.271 tỉUSD) và ngành công nghệ (903 tỉUSD). Xếp sau là các ngành dịch vụ tài chính (832 tỉUSD) và nguyên vật liệu (789 tỉUSD).

Phân chia tài sản theo ngành nghề - Ảnh: The Atlas

Đánh giá về tác động và đóng góp của các tỉphú, báo cáo cho biết không ít công ty trong các ngành nghề, đặc biệt là công nghệ thông tin, do các tỉphú sở hữu có công đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế mới. Nhiều công ty trong số đó đã góp phần nâng cao mức sống của các thị trường mới nổi.

Ngoài ra, những công ty mà 1.542 tỉphú sở hữu toàn bộ hoặc sở hữu một phần đã thuê mướn ít nhất 27,7 triệu lao động trên toàn thế giới.

Cuối cùng, báo cáo của UBS và PwC dự báo trong năm 2017 và 2018, tăng trưởng kinh tế toàn cầu cùng tình hình của các thị trường tiền tệ, hàng hóa và tiêu dùng sẽ khiến khối tài sản của các tỉphú giảm nhẹ.

Cẩm Bình (theo Quartz, UBS)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Số tỉ phú châu Á lần đầu vượt Mỹ