Việc thức khuya đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại, nhưng việc làm này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với phái nữ.

Tác hại khủng khiếp của thức khuya với sức khỏe phụ nữ

La Hường | 12/01/2018, 20:29

Việc thức khuya đã trở nên quá quen thuộc trong cuộc sống hiện đại, nhưng việc làm này rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với phái nữ.

Lão hóa da

Ban đêm chính là lúc da tái tạo lại tế bào nhanh hơn so với ban ngày. Ngủ không đủ giấc hay thường xuyênthức khuyasẽ làm cho hoạt động điều tiết tế bào da thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của tế bào biểu bì, từ đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da, xuất hiện các nếp nhăn và làn da xỉn màu.

Ảnh hưởng tâm lý

Tác hại của thức khuya làmức độ cortisol (hormone gây căng thẳng) tăng đột biến. Thông thường, mức độ cortisol sẽ giảm xuống nếu bạn ngủ đúng giờ. Thế nhưng, những nghiên cứu đã cho thấy chỉ một đêm không ngủ, mức độ cortisol giảm chậm hơn 6 lần vào tối hôm sau so với những người ngủ đủ giấc.

Và kết quả là lượng cortisol tăng cao làm giảm khả năng chịu đựng căng thẳng, khiến bạn dễ bị hoảng loạn và trầm cảm kinh niên. Điều này cũng là một vòng tròn luẩn quẩn: bạn mệt mỏi sau một ngày làm việc và không thể ngủ được về đêm vì căng thẳng và mức độ cortisol bắt đầu tích tụ. Còn một điều nữa là nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cortisol ở mức độ cao sẽ dẫn đến chứng béo bụng ở phụ nữ.

Dễ mắc bệnh hơn

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi bạn thiếu ngủ, số lượng tế bào T (tế bào bạch cầu) sẽ giảm sút và số lượng cytokines gây viêm nhiễm gia tăng, khiến cơ thể dễ bị cảm lạnh và cảm cúm. Thức khuya cũng khiến các mũi tiêm phòng cúm bị vô hiệu vì hệ miễn dịch bị ức chế. Điều này khiến cơ thểsản sinh ra ít lượng kháng thể cần thiết để đáp ứng được vaccine, hệ miễn dịch hoạt động chậm khiến bạn dễ mắc cúm hơn.

Ảnh hưởng đếnmắt

Thông thường ban đêm mắt sẽ được nghỉ, nếu thức khuya làm việc liên tục cộng với điều kiện ánh sáng không đủ lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Thức đêm thường xuyên sẽ dẫn đến những hiện tượng như: thâm quầng mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị...

Dễ tăng cân

Một đêm không ngủ sẽ khiến lượng leptin và ghrelin, hai hormone kiểm soát sự thèm ăn của bạn. Leptin thông báo cho bộ não khi bạn đã no và khi cơ thể bắt đầu đốt cháy calorie. Ghrelin sẽ thông báo cho bộ não khi bạn ăn và khi cơ thể ngừng đốt cháy calories để dự trữ năng lượng.

Khi bạn thức trắng 24 tiếng (hoặc hơn), lượng leptin giảm mạnh và ghrelin sẽ tăng cao, đồng nghĩa với việc não bộ sẽ nhận được tín hiệu “tôi đói bụng” và tín hiệu chấm dứt việc đốt cháy calorie. Kết quả là bạn sẽ ăn đêm với những món ăn có hại cho cơ thể (bởi vì bạn sẽ không bao ăn bông cải xanh vào lúc 2 giờ sáng) và sự trao đổi chất lúc này diễn ra rất chậm. Thiếu ngủ cũng cản trở cơ thể điều hòa lượng đường trong máu và chuyển hóa đường thành năng lượng. Thức khuya khiến thận lọc glucose vất vả hơn, chất kháng insulin tăng lên… vậy là bạn đã bị tiểu đường type 2.

Suy giảm trí nhớ

Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác.

Quỳnh Anh (TH)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
13 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác hại khủng khiếp của thức khuya với sức khỏe phụ nữ