Bộ TT-TT sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định mới để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới (như Smartbox) trong cung ứng dịch vụ bưu chính.

Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng Smartbox trong cung ứng dịch vụ bưu chính

Thu Anh | 13/11/2023, 16:45

Bộ TT-TT sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định mới để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ mới (như Smartbox) trong cung ứng dịch vụ bưu chính.

Trong bối cảnh KH-CN phát triển mạnh mẽ, Smartbox - tủ giao nhận hàng thông minh ra đời trở thành một giải pháp hữu ích trong hoạt động bưu chính nhằm thay thế các thùng thư, hộp thư truyền thống.

Theo Tổng công ty cổ  phần Bưu chính Viettel - Viettel Post, Smartbox tạo ra một không gian giao nhận hàng hóa hiện đại, cho phép người gửi và người nhận không cần phải gặp mặt trực tiếp mà chỉ cần thực hiện thông qua ứng dụng di động/màn hình điện tử, từ đó tối ưu hóa quá trình cung ứng dịch vụ bưu chính.

Hiện Smartbox đã và đang được ứng dụng rộng rãi tại các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, dịch vụ này ra đời đã đặt ra nhiều vấn đề pháp lý mới cần phải giải quyết.

dich-vu-vien-thong.jpg
Mọi thao tác chỉ cần thực hiện thông qua ứng dụng di động, tối ưu hóa quá trình cung ứng dịch vụ bưu chính - Ảnh: Internet

Trong kiến nghị gửi đến Bộ TT-TT, Viettel Post cho rằng Luật Bưu chính mới chỉ có quy định về thùng thư công cộng, hộp thư tập trung mà chưa có quy định thùng bưu phẩm, thùng bưu kiện và các quy định về việc giao, nhận hàng hóa…

Viettel Post cho biết nếu dịch vụ này phát triển một cách bùng nổ ở Việt Nam thì các đơn vị kinh doanh, người dùng và bên liên quan có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý mà không có quy định giải quyết.

Viettel Post kiến nghị Bộ TT-TT xây dựng không gian thử nghiệm pháp lý hoặc xây dựng cơ chế thí điểm đối với dịch vụ Smartbox nhằm tạo hành lang pháp lý cho đơn vị kinh doanh, người dùng và các bên có liên quan tham gia trong thời gian xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động này.

Liên quan đến vấn đề này, theo Vụ Bưu chính (Bộ TT-TT), điều 34 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định về hợp đồng điện tử như sau: “Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người, hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau, không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng”.

Với các quy định về việc chấp nhận, phát gói, kiện hàng hóa tại Luật Bưu chính và quy định về giao kết hợp đồng điện tử tại Luật Giao dịch điện tử 2023, Vụ Bưu chính cho rằng việc sử dụng Smartbox - tủ giao nhận hàng thông minh hoàn toàn có khả năng xác định việc chấp nhận, phát gói kiện hàng hóa là thành công hay chưa, do ai thực hiện...

Từ đó, các quy định về bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra đối với bưu phẩm, bưu kiện liên quan tới Smartbox, quản lý về hàng cấm gửi đều có thể áp dụng các quy định tại Luật Bưu chính hiện hành.

Hiện Bộ TT-TT đang rà soát, sửa đổi Luật Bưu chính. Bộ sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định mới nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ mới (như Smartbox) trong cung ứng dịch vụ bưu chính.

Trong thời gian qua, Bộ TT-TT đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện thể chế, pháp luật để góp phần ngăn chặn, hạn chế hiện tượng DNBC (tập trung vào một số doanh nghiệp có vốn nước ngoài) có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh.

Ngoài ra, năm 2023, Vụ Bưu chính đang triển khai Kế hoạch bảo đảm cạnh tranh lành mạnh thị trường bưu chính; trong đó bao gồm các nội dung quan trọng, như tập trung kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bưu chính lớn để kịp thời phát hiện các dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh về giá.

Bộ TT-TT cũng phối hợp với các bộ ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Công Thương) nghiên cứu, đưa ra các quy định, hướng dẫn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về giá trong lĩnh vực bưu chính…

Thời gian tới, khi sửa đổi Luật Bưu chính, Bộ TT-TT sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các quy định về đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về giá cước dịch vụ.

Bài liên quan
Thanh Hóa và Long An có số dịch vụ công trực tuyến cao nhất nước
Trong 63 tỉnh thành, 2 tỉnh Thanh Hóa và Long An có số dịch vụ công trực tuyến cao nhất nước, là 1.716 và 1.569 dịch vụ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp ứng dụng Smartbox trong cung ứng dịch vụ bưu chính