Ngành logistics Việt Nam là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua.

Đưa công nghệ và đổi mới sáng tạo vào hoạt động logistics

Thu Anh | 11/11/2023, 19:08

Ngành logistics Việt Nam là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua.

Nếu ví tài chính như “máu” của doanh nghiệp thì logistics chính là “xương sống” của hoạt động sản xuất, kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào; trong khi đó thương mại điện tử hiện nay là xu hướng tất yếu của thị trường, đặc biệt là sau tác động mạnh mẽ và lâu dài của COVID-19.

Liên kết các hoạt động kinh tế

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu… trong thời gian vừa qua dịch vụ logistics có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đạt 14 - 16%, với quy mô khoảng 40 - 42 tỉ USD/năm.

Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi năm 2021 vừa được công bố bởi nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận Agility cho thấy Việt Nam đã vươn lên để trở thành đất nước đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng top 50 quốc gia đứng đầu thế giới về chỉ số logistics.

Ngành logistics Việt Nam là một trong những ngành dịch vụ tăng trưởng đều và vững chắc của Việt Nam trong thời gian qua. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam còn cao, tương đương khoảng 21% GDP. Tỷ lệ thuê ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ logistics còn thấp, chỉ khoảng từ 30 - 35%, trong khi đó của Nhật Bản là 84%, Trung Quốc đạt 63,3%.

130706795_logistic-la-gi-2.jpg
Dịch vụ logistics có tốc độ tăng trưởng tương đối cao trong thời gian qua - Ảnh: Internet

Theo TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Viện Nghiên cứu chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương), dịch vụ logistics liên kết các hoạt động kinh tế, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Nhờ dịch vụ logistics đã tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu, cho tới khâu phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng, khắc phục được những ảnh hưởng của các yếu tố không gian, thời gian và chi phí sản xuất cho các hoạt động kinh tế.

TS Thủy cũng cho biết dịch vụ logistics góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh trong và ngoài nước. Sự phát triển của logistics điện tử (e-logistics) tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ vận tải và logistics, chi phí cho giấy tờ, chứng từ trong lưu thông hàng hóa được giảm tối đa; chất lượng dịch vụ logistics được nâng cao sẽ thu hẹp hơn nữa cản trở về mặt không gian và thời gian trong dòng lưu chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa...

Áp dụng công nghệ để cải tiến quy trình

Tại Ngày đổi mới sáng tạo mở 2023, ông Lê Gia Thức - Phó chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Đối tác Chân Thật cho biết đơn vị đã thiết lập 1 trung tâm vận hành với chỉ 6 nhân viên để quản lý tất cả 15 nhà kho, áp dụng công nghệ để cải tiến quy trình, tăng năng suất, giảm lãng phí, bảo vệ môi trường và đáp ứng tiêu chí phát triển bền vững.

Ứng dụng công nghệ thúc đẩy giao thông vận tải xanh tại địa phương, ông Quah Soon Hong - Giám đốc điều hành Công ty ECVo, Singapore chia sẻ về dự án tư vấn cho các nhà quản lý Đồng Nai, Biên Hòa triển khai thí điểm xe bus điện trên địa bàn tỉnh, thí điểm nhận diện tín chỉ carbon tạo ra từ các mô hình thí điểm.

chiphilogistics-1-.jpeg
Logistics được ví như “xương sống” của hoạt động sản xuất, kinh doanh - Ảnh: Internet

Tại Hà Nội, trong thời gian tới, ngành giao thông vận tải thủ đô sẽ tiếp tục tập trung, nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là các giải pháp quản lý vận hành hệ thống giao thông đô thị gắn với ứng dụng CNTT và chuyển đổi số. Điều này nhằm hỗ trợ, phát triển hoạt động logistics, cân bằng giữa cơ sở hạ tầng đường sá, với nhu cầu vận chuyển hàng hóa của con người; từ đó giảm thiểu ách tắc giao thông và các hậu quả khác do việc tập trung dân cư và phương tiện đông đúc.

Cụ thể, hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải; áp dụng công nghệ trong quy hoạch đô thị và thiết kế, xây dựng và duy tu công trình giao thông. Trong đó, áp dụng mô hình thông tin xây dựng (BIM), một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số trong các khâu thiết kế, thi công, vận hành các công trình giao thông.

Xây dựng, triển khai có hiệu quả Đề án giao thông thông minh. Hệ thống giao thông thông minh (Intelligent Transport System) đóng vai trò như xương sống, giúp thành phố vận hành trơn tru, linh hoạt, tránh ùn tắc; tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, giảm thời gian vận chuyển hàng hóa, nâng cao độ tin cậy góp phần giảm chi phí vận chuyển.

Ngoài ra, ngành giao thông vận tải thủ đô sẽ phối hợp xây dựng, triển khai sàn giao dịch vận tải hàng hoá; hình thành sàn giao dịch chung cho các phương thức vận tải, thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giúp tăng một cách hiệu quả số lượng hàng hóa vận chuyển, giảm thiểu các chuyến xe thiếu hiệu quả, giúp tác động tốt đến môi trường và đời sống con người.

Bài liên quan
Cần triển khai một cách thực chất chương trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh trong ngành logistics
Logistics là ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Những năm gần đây, ngành logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân 14-16%/năm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đưa công nghệ và đổi mới sáng tạo vào hoạt động logistics