Điều tra độc quyền của Reuters đăng ngày 26.1, cho thấy Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều vi phạm lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên, khi tàu Nga -Trung "ăn" than Triều Tiên rồi "nhả" than bị cấm xuất khẩu đến Hàn - Nhật.

Than Triều Tiên xuất lậu qua Nga trước khi đến Nhật Bản và Hàn Quốc

Trần Trí | 26/01/2018, 16:25

Điều tra độc quyền của Reuters đăng ngày 26.1, cho thấy Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều vi phạm lệnh trừng phạt CHDCND Triều Tiên, khi tàu Nga -Trung "ăn" than Triều Tiên rồi "nhả" than bị cấm xuất khẩu đến Hàn - Nhật.

Reuters dẫn 3 nguồn tin tình báo Tây Âu cho biếttàu CHDCND Triều Tiên chở than qua Nga rồi xuất lậu sang Hàn Quốc và Nhật Bản, bất chấp lệnh trừng phạt của quốc tế.

Ngày 5.8.2017, Hội đồng bảo an LHQ (UNSC) ra nghị quyết, cấm Triều Tiên xuất khẩu than, theo lệnh trừng phạt nhằm chặt nguồn thu ngoại tệ mạnh mà Bình Nhưỡng cần để thực hiện chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và vũ khí hạt nhân.

Đường trung chuyển than lậu ở Nga phát triển mạnh

Nhưng sau đó, Triều Tiên đã ít nhất 3 lần chở than đến các cảng Nakhodka và Kholmsk (Nga), xuống hàng ngay tại kè, rồi lại bốc lên tàu thủy chở qua Hàn Quốc và Nhật Bản.

Nhóm nguồn tin nói có 2 tuyến giao hàng: Tuyến thứ nhất là tàu chở than Triều Tiên đến cảng Nakhodka, cách thành phố Vladivostok khoảng 85 km về phía đông.

Một tàu sử dụng tuyến đường này là chiếc Jian Fu (mang cờ hiệu Palau). Tài liệu kiểm soát của cảng này cho thấy tàu giao 17.415 tấn than, sau khi xuất bến từ Nampo (Triều Tiên) hôm 3.8.2017 rồi cập kè số 4 của công ty Cảng Livadiya ở Nakhodka. Tàu này rời cảng ngày 18.8.2017.

Một tàu khác cũng cậpkè số 4, nhận 20.500 tấn than rồi đến cảng Ulsan (Hàn Quốc) ngày 24.8.2017, theo tài liệu kiểm soát của cảng.

Reuters không thể liên lạc với công ty Sunrise Ship Management (Trung Quốc) là đơn vị quản lý chiếc Jian Fu. Công ty Cảng Livadiya từ chối bình luận.

Tuyến giao hàng thứ hai là đi qua cảng Kholmsk ở đảo Sakhalin, phía bắc Nhật Bản. Trong hai tháng 8 và 9.2017, có ít nhất 2 tàu Triều Tiên “nhả” than ở một kè của cảng này, sau khi chúng rời khỏi cảng Wonsan và Taean (Triều Tiên), theo các tài liệu kiểm soát cảng của Nga và dữ liệu truy vết tàu thuyền.

Chiếc Rung Ra 2 cập cảng Kholmsk 3 lần, trong thời gian từngày 1.8 đếnngày 12.9, “nhả” tổng cộng 15.542 tấn than.

Chiếc Ul Ji Bong 6 “nhả” tổng cộng 10.068 tấn than trong 2 lần cập cảng ngày 3.8, và từ giữa ngày 1.9 đến 8.9, theo tài liệu kiểm soát cảng của Nga.

Ngày 24.1, Bộ Tài chính Mỹ đã trừng phạt chủ tàu UAL Ji Bong 6, vì lý do chở than Triều Tiên đến cảng Kholmsk ngày 5.9.2017.

Bộ cũng đưa thêm 9 công ty, 16 người và 6 tàu Triều Tiên vào danh sách đen bị buộc tội giúp Triều Tiên tiếp tục chương trình vũ khí hạt nhân.

Một nguồn tin hàng hải khác cho biết cóvài chuyến tàu đã đến Nhật Bản - Hàn Quốc hồi tháng 10.2017.

Reuters không biết công ty nào hưởng lợi tư vụ chở than Triều Tiên. Một nguồn tin từ an ninh Mỹ cũng xác nhận vụ buôn bán than quá cảnh Nga này vẫn diễn ra.

Tàu Trung Quốc làm "cửu vạn" chở than lậu qua Nhật - Hàn

Số than mà Triều Tiên tuồn lậu qua Nga trước khi đến Nhật - Hàn không có sự thông quan của hải quan Nga, vì lệnh trừng phạt của UNSC có hiệu lực. Nhưng sau đó, cũng tại các kè, số than này được chuyển qua các tàu Trung Quốc.

Theo một nguồn tin giấu tên - vì là thành viên quản lý cảng Sakhalin - cho biết tài liệu kiểm soát cảng của Nga ghi nhậnđích đến của các tàu Trung Quốc này là Triều Tiên, nhưng dữ liệu truy vết tàu thuyền cho thấy chúng “nhả” than ở các cảng Pohang và Incheon (Hàn Quốc).

Bộ Thương mại Trung Quốc từ chối bình luận. Tương tự là Bộ Ngoại giao Nhật.

Khi được hỏi các vụ “nhả” than này, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói với Reuters: “Chính phủ chúng tôi đang theo dõi các hoạt động trốn lệnh trừng phạt của Triều Tiên. Chúng tôi hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế để cam kết tuân thủ lệnh trừng phạt”.

Quan chức này từ chối nói Bộ có biết những vụ giao hàng này hay không.

Các nguồn tin an ninh châu Âu nóituyến đường giao than lậu ở Nga đang mạnh, vì Trung Quốc (là láng giềng và là đồng minh duy nhất của Triều Tiên) đã truy quét hàng xuất khẩu từ Triều Tiên. Một nguồn tin nói: “Nga đang là điểm trung chuyển của than Triều Tiên”.

Một nguồn tin an ninh châu Âu giấu tên vì chuyện nhạy cảm ngoại giao quốc tế xung quanh Triều Tiên, nói: “Cảng Nakhodka của Nga đang trở thành điểm giao hàng từ tàu qua tàu cho than Triều Tiên”.

Reuters không thể xác minh độc lậprằng số than xuống cảng Nga có cùng là số than chở đến Nhật - Hàn hay không. Hãng tin này cũng chưa thể xác minh chủ nhân của các tàu Nga đến Nhật - Hàn có biết nguồn gốc của lô hàng.

Reuters đã đề nghị bình luận từ ngày 18.1, nhưng Bộ Ngoại giao Nga chưa trả lời.

Ngày 3.11.2017, đoàn ngoại giao Nga tại LHQ đã báo cáo với ủy ban trừng phạt của UNSC rằng Nga cam kết tuân thủ lệnh trừng phạt Triều Tiên.

Nga - Nhật - Hàn đều vi phạm lệnh trừng phạt ?

Một nghị quyết của UNSC năm 2016 đã buộc các nước báo cáo mỗi tháng về số than nhập từ Triều Tiên đến ủy ban trừng phạt của UNSC, trong vòng 30 ngày tính từ cuối mỗi tháng.

Các nhà ngoại giao giấu tên, nói năm 2017, Nga chưa hề có báo cáo nào với ủy ban trừng phạt.

Hồi tháng 11 năm ngoái, ủy ban này giải thích với toàn thể các quốc gia thành viên LHQ: Sự vi phạm lệnh trừng phạt Triều Tiên xảy ra “khi có hoạt động hoặc giao dịch bị các nghị quyết của UNSC cấm, hoặc nỗ lực thực hiện sự giao dịch bị cấm, dù giao dịch này đã hoàn thành hay không”.

Khi được hỏi về những chuyến hàng mà Reuters đã xác minh được, ông Matthew Oresman, một đối tác của công ty luật Pillsbury Winthrop Shaw Pittman (chuyên tư vấn các công ty về luật trừng phạt) nói: “Dựa theo các thực tế này, xem ra đã có sự vi phạm nghị quyết UNSC từ các bên liên quan. Những người liên quan việc thu xếp, chi tiền và thực hiện các chuyến chở hàng đều có thể đối mặt với lệnh cấm vận của Mỹ”.

Khi được hỏi về những chuyến hàng này, một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “ Rõ ràng là Nga cần tích cực hơn. Tất cả các nước thành viên LHQ gồm Nga đều được yêu cầu tuân thủ các nghị quyết trừng phạt, và chúng tôi kỳ vọng tất cả các nước sẽ tuân thủ”.

Nhà Trắng từ chối bình luận.

Ngày 5.9.2017,một ủy ban chuyên gia độc lập đã báo cáo với UNSC: “Triều Tiên cố tình sử dụng các kênh gián tiếp để xuất khẩu hàng hóa bị cấm, lách luật trừng phạt”.

Hồi tháng 12.2017, Reuters đưa tin các tàu chở dầu Nga giao dầu thô cho Triều Tiên ngay giữa biển.

Ngày 17.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Reuters: Nga giúp Bình Nhưỡng nhận hàng hóa, vi phạm lệnh trừng phạt.

Bảo Vĩnh (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Than Triều Tiên xuất lậu qua Nga trước khi đến Nhật Bản và Hàn Quốc