"Nhiều khi chúng tôi đang nằm cạnh nhau, tôi ngắm nhìn cô ấy và cảm thấy thật khác lạ. Tôi chợt nhìn thấy chính mình từ những kỷ niệm ùa về, những suy nghĩ, những cảm xúc mà thường ngày đã bị công việc vùi lấp đi. Chính những cảm xúc bất chợt đó khiến tôi nhận ra sự kết nối bền vững giữa cuộc sống và những điều kỳ diệu trong chính gia đình của mình," Tổng thống Obama đã từng bộc bạch như vậy về cuộc sống gia đình, về người vợ Michelle yêu dấu.

'Thiên tình sử' đẹp như áng văn chương của vợ chồng Tổng thống Obama

Theo Vntinnhanh | 21/05/2016, 08:32

"Nhiều khi chúng tôi đang nằm cạnh nhau, tôi ngắm nhìn cô ấy và cảm thấy thật khác lạ. Tôi chợt nhìn thấy chính mình từ những kỷ niệm ùa về, những suy nghĩ, những cảm xúc mà thường ngày đã bị công việc vùi lấp đi. Chính những cảm xúc bất chợt đó khiến tôi nhận ra sự kết nối bền vững giữa cuộc sống và những điều kỳ diệu trong chính gia đình của mình," Tổng thống Obama đã từng bộc bạch như vậy về cuộc sống gia đình, về người vợ Michelle yêu dấu.

Những cuộc tình “đứt gánh” trong quá khứ

Một trong những người bạn gái cũ của ông Obama kể lại mối quan hệ kéo dài hơn một năm giữa hai người. Cô gái Genevieve Cook, con gái của một nhà ngoại giao Australia, đã gặp chàng trai Barack Obama tại một bữa tiệc Giáng sinh năm 1983, khi Barack mới chỉ là cậu sinh viên 22 tuổi vừa tốt nghiệp trường Đại học Columbia.

Tại đây, Genevieve đã có chút xao động trước vẻ duyên dáng và quyến rũ từ Barack, nhưng lại cảm thấy chàng trai này có chút gì đó xa lạ khó có thể gần gũi. Sau này nhớ lại, Genevieve cho rằng, chính sự lạnh lùng trong cung cách của Obama dường như là yếu tố vừa thu hút vừa làm bối rối những người ủng hộ ông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống.

Sau khi uống rượu, cả hai cùng trò chuyện và trao đổi số điện thoại cho nhau. Khi đó, Barack mặc chiếc áo phông đơn giản in hình một cô gái nóng bỏng, đứng hút thuốc, ăn nho khô và hoàn toàn gây ấn tượng với cô gái trẻ Genevie bằng “mùi mồ hôi, nước khử mùi và hơi thở”. Một thời gian sau đó, cả hai đã trở thành một cặp đôi yêu nhau.

Trong hơn một năm yêu đương, Barack và Genevieve đã chìm đắm trong một mối quan hệ “sâu sắc và lãng mạn”, như hồi tưởng của bà Genevieve. Hai người ở chung trong một căn hộ. Vào mỗi Chủ nhật, Barack thường đi loanh quanh, uống cà phê và giải ô chữ trên tờ New York Times.

Chàng thanh niên thích cởi trần, chỉ mặc độc một chiếc xà rông màu xanh trắng. Đôi tình nhân thường đọc sách hoặc nấu ăn cùng nhau. Barack thích làm bánh kẹp cá với tiêu, giống như ông nội đã từng làm cho cậu khi cậu còn bé.

Tuy nhiên, sự không hiểu nhau đã khiến Barack và Genevieve đi đến quyết địnhchia tay vào năm 1985. Trong một trang nhật ký viết vào tháng 2.1984, Genevieve nhấn mạnh rằng tình yêu của hai người đã có những lúc “mặn nồng’ song hầu hết là không mấy vui vẻ. Đôi lúc, cô gái trẻ cảm thấy mệt mỏi vì không thể vượt qua được những “bức tường” mà Barack dựng lên quanh mình.

Nhiều khi, Genevieve giận dỗi người yêu vì cô cảm thấy sự âu yếm của Barack có vẻ không thật. “Dù vẫn nói lời ngọt ngào, nhưng đôi khi anh ấy tỏ ra khá lạnh lùng với tôi,” bà Genevieve nhớ lại.

Câu chuyện của bà đã được phóng viên David Maraniss của tờWashington Post,người từng đạt giải Pulitzer, lấy làm tư liệu phục vụ cho cuốn truyện “Barack Obama: The Story” (Tạm dịch: Barack Obama: Câu chuyện kể).

Mặc dù có đề cập đến bà Genevieve trong cuốn tự truyện “Dreams from My Father” (Tạm dịch: Những ước mơ của cha tôi) được xuất bản năm 1995, song ông Obama lại không hề đề cập đến tên của người tình cũ. Vị tổng thống tương lai chỉ gọi bà Genevieve là “một người phụ nữ da trắng tôi đã từng gặp tại New York”.

Theo lời kể của ông Obama, thì khi ấy cậu thanh niên Barack đã dẫn cô bạn gái người New York đi xem một vở kịch của một nhà viết kịch da đen, thế nhưng sau đấy giữa hai người đã xảy ra cãi vã. “Cô ấy nói rằng côkhông thể là người da màu.”

Thế nhưng bà Genevieve một mực phủ nhận rằng cô gái xuất hiện qua lời kể của ông Obama chính là bà. Thậm chí, sau này khi Maraniss hỏi ông Obama về người tình cũ, vị Tổng thống của nước Mỹ chỉ nói rằng đó không phải là Genevieve. “Tôi cảm thấy rất nhạy cảm khi phải viết về người tình cũ trong cuốn tự truyện của mình, một phần là để tôn trọng họ,” ông Obama bộc bạch.

Trước khi đến với Genevieve Cook, Barack Obama từng có mối tình sinh viên với Alex McNear. Barack và Alex đã có thời gian qua lại với nhau khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường tại trường Occidental College. Cả hai tạm thời phải xa nhau sau khi Barack chuyển tới học tại Đại học Columbia. Không lâu sau, cặp đôi có dịp tái ngộ tại New York vào năm 1982. Mặc dù mối tình sinh viên sớm nở chóng tàn, cả haivẫn tiếp tục duy trì liên lạc qua thư tay khi Alex trở lại Los Angeles.

Alex thực sự quý mến Barry, biệt danh mà cô luôn dùng để gọi Barack. Cô nghĩ rằng anh là một người thú vị, theo một cách rất đặc biệt. “Anh ấy luôn muốn làm việc theo cách riêng của mình thông qua những ý tưởng hay câu hỏi, rồi lật lại vấn đề, nhìn lại nó theo nhiều góc độ, rồi đi đến kết luận cuối cùng một cách chính xác.”, Alex nhớ lại. Khi Alex đến New York, Barack là người đầu tiên cô gọi điện. Cả hai gặp nhau tại một nhà hàng Italia trên đại lộ Lexington.

Nhớ lại đêm đó, Alex bồi hồi: “Chúng tôi ngồi xuống, nói chuyện, dùng bữa và uống rượu với nhau. Hoặc chỉ có tôi uống rượu. Tôi nghĩ là anh ấy đã uống một cái gì đó mạnh hơn. Hiện tại thì nhà hàng này đã không còn nữa. Đó đã từng là nơi thích hợp để bạn có thể tận hưởng không gian riêng tư. Tôi nhớ mình đã cảm thấy hạnh phúc như thế nào mỗi khi tròchuyện với anh ấy, tôi có thể nói chuyện với anh hàng giờ đồng hồ. Sau đó chúng tôi đi bộ trở lại căn hộ của tôi và nói lời tạm biệt. Rồi chúng tôi bắt đầu dành nhiều thời gian hơn cho nhau,” Alex kể lại.

Alex nhớ rõ mùa hè năm ấy, cả hai cùng đi dạo hàng cây số trên những con đường trong thành phố, tham quan các viện bảo tàng nghệ thuật và trao đổi với nhau về những vấn đề trong cuộc sống. Qua lời kể của Alex, Barack luôn bị ám ảnh bởi sự lựa chọn. “Anh ấy thực sự có sự lựa chọn trong cuộc sống của mình? Anh ấy có ý muốn tự do? Sự lựa chọn của anh ấy có nhiều không khi bao quanh anh là những hạn chế về tuổi thơ, màu da, gia đình và những kỳ vọng của người khác lên anh ấy? Làm thế nào để những sự lựa chọn ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai của anh ấy? Đó là những câu hỏi mà Barack luôn tự vấn bản thân,” Alex hồi tưởng.

Nụ hôn đầu nồng nàn hươngvị chocolate

Sau khi tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành Xã hội học tại Đại học Princeton, cô gái trẻ Michelle LaVaughn Robinson theo học Luật tại Đại học Havard. Mặc dù học cùng trường, song cả Michelle và Barack lạichưa bao giờ gặp nhau. Sau khi tốt nghiệp Havard, Michelle đến làm việc tại công ty Luật Sydley & Austin, có trụ sở tại Chicago. Tâm sự với mẹ, Michelle quyết tâm theo đuổi sự nghiệp và không bận tâm đến việc hẹn hò cho dù khi đó cô đã 25 tuổi.

Năm 1989, cậu sinh viên Luật trường Harvard Barack Obama dành mùa Hè ở Chicago để làm việc tại hãng luật Sidley & Austin. Cố vấn cho anh, không ai khác chính là Michelle, cô gái kém anh 3 tuổi nhưng đã có 2 năm kinh nghiệm tại hãng. Khi đó đã có nhiều đồn thổi về cậu sinh viên 27 tuổi đến từ Havard. Sidley & Austin không có truyền thống nhận các sinh viên nămnhất vào làm việc, do vậy Barack càng thu hút được sự chú ý của mọi người trong công ty. Martha Minow, một giảng viên tại trường Havard đồng thời là đối tác với Sidley & Austin, đã tâm sự với cha mình rằng Barack là sinh viên xuất chúng nhất mà bà từng giảng dạy.

Tất nhiên sự chú ý quá mức đối với một người mới vào công ty như Barack đã khiến Michelle cảm thấy khó chịu. “Tại sao mọi người lại ngạc nhiên khi thấy một người đàn ông da đen giỏi giang và có tài ăn nói nhỉ?” Michelle, người cũng đã từng tốt nghiệp Đại học Luật Havard một năm trước đó, tỏ ra hoài nghi. Cô còn cho rằng, Barack “kỳ lạ và quá thông minh”, vậy nên cô sẽ không bao giờ có tình cảm với một người như vậy.

“Anh ấy hoàn hảo một cách không có thực”, Đệ nhất phu nhân Michelle Obama kể lại với David Mendell, tác giả cuốn sách “Obama: From Promise to Power” (tạm dịch: Obama: Từ lời hứa đến quyền lực). “Tôi từng hẹn hò với nhiều chàng trai có danh tiếng như thế, vì vậy tôi nghĩ rằng Barack là kiểu người sẽ nói chuyện thẳng thắn để gây ấn tượng với mọi người. Một lần chúng tôi ăn trưa với nhau, tôi thấy anh ấy mặc một chiếc áo khoác thể thao xấu xí và hút thuốc phì phèo, khi đó tôi đã nghĩ “Anh ta đây rồi. Đây chính là chàng trai đẹp mã và nói năng lưu loát đây sao. Tôi đã từng gặp nhiều người như thế trước đây rồi.”

Mặc dù có cảm tình với Barack, song việc có quan hệ tình cảm với cấp dưới chỉ khiến sự nghiệp của Michelle gặp thêm khó khăn, dù sao cô cũng là một phụ nữ da đen – đối tượng vốn chịu nhiều thiệt thòi. Michelle nghĩ rằng ở công ty chỉ có cô và Barack là người da màu, nếu hai người hẹn hò với nhau thì mọi người sẽ xì xào bàn tánnhiều hơn. Không nản chí, Barack liên tục gọi điện, gửi thư tay và hoa cho Michelle. Chỉ sau một lần nghe Barack nói chuyện với các thanh niên da đen nghèo ở Chicago, Michelle mới đồng ý đi ăn tối cùng anh.

Trong ngày hẹn hò đầu tiên, cả hai đến Viện Nghệ thuật Chicago, ăn trưa ngoài trời cùng nhau, tới một sự kiện cộng đồng - ở đây Obama có bài phát biểu kháấn tượng - rồi đi uống bia. Chiều muộn, họ vào rạp xem phim Do The Right Thing vừa ra mắt của đạo diễn da màuSpike Lee. Sau buổi chiếu, họ đi ăn kem. Trải qua một ngày trời vui vẻ bên nhau, sẵn có tình cảm với đối phương, cả hai đã trao cho nhau một nụ hôn ngọt ngào bên trong quán kem.

Trong một bài phỏng vấn trênTạp chí Ovào năm 2007, ông Obama, khi đó là Thượng nghị sĩ bang Illinois ra tranh cử Tổng thống, đã kể lại buổi hẹn hò đầu đáng nhớ giữa ông và bà Michelle. “Trong buổi hẹn hò đầu tiên của hai chúng tôi, tôi đã mua cho cô ấy loại kem ngon nhất ở đó là Baskin Robin. Tôi đã hôn cô ấy, một nụ hôn nồng nàn vị chocolate,” Obama nhớ lại.

Sau ngày hôm ấy, cả hai chính thức bắt đầu mối quan hệ tình cảm. Để kỷ niệm khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc hôn nhân của vợ chồng Tổng thống, người chủ quán kem đã đặt một tấm bảng tại chính nơi mà cả hai đã trao cho nhau nụ hôn đầu. Thậm chí, Hollywood còn làm hẳnmột bộ phim có tựa đề "Southside with you" tái hiệnđến 90% buổi hẹn hò đó trên màn ảnh.

Tấm biển kỷ niệm nơi vợ chồng Tổng thống Obama trao nhau nụ hôn đầu tiên (ảnh: Getty)

Chính lý tưởng và ước muốn giúp người Mỹ gốc Phi thoát nghèo của cậu sinh viên Luậtđã chính phục trái tim cô gái Michelle. Cảm thấy mối quan hệ giữa hai người đã đủ khăng khít, Michelle đưa Barack tới ra mắt gia đình cô. Trong bữa ăn, Craig, anh trai của Michelle đã liên tục kểvề hình mẫu người đàn ông lý tưởng của cô. Craig cũng cảnh báo Barack về những chàng trai đã từng phải “bỏ chạy” về những tiêu chuẩn “trên trời” của cô: “Nó sẽ ra ngoài hẹn hòvới những cậu chàng đó, và chỉ thế thôi.”

Do vậy gia đình Robinson đã cảm thấy tiếc cho Barack. “Chàng trai này không có gì nổi bật, do vậy cậu ta cũng sẽ sớm bị Michelle bỏ thôi. Thế nhưng tôi thích cách cậu ta nói chuyện về gia đình của mình hệt như cách chúng tôi nói chuyện về gia đình chúng tôi. Cậu ta cũng được, thật tiếc nếu Michelle “đá” cậu ấy.”

Thật may là mối tình giữa hai người rồi cũng đến ngày “đơm hoa kết trái”. Barack và Michelle làm đám cưới vào ngày 3.10.1992. “Barack không mưu cầu giàu sang, ông ấy chỉ muốn sống một cuộc sống tràn ngập những điều thú vị,” bà Michelle tâm sự. Kết quả của cuộc hôn nhân chính là sự ra đời của hai cô con gái Malia Ann và Natasha lần lượt chào đời vào năm 1998 và 2001.

Barack và Michelle trong ngày cưới (ảnh: Barack Obama)

Bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc gia đình

Con đường chính trị của ông Obama chính thức mở ra khi ông đắc cử vào Thượng viện bang Illinois vào năm 1996. Thay vì dễ dàng kiếm được 500.000 USD/năm với công việc luật sư, Obama lại quyết định dấn thân vào chính trị. Đó cũng là lúc sóng gió bắt đầu nổi lên giữa hai con người thông minh và có tính cách mạnh mẽ.

Bạn bè cho biết, bà Michelle tỏra rất khó chịu khi chồng mình thường xuyên vứt quần áo bừa bãi trong nhà, thậm chí, ông còn thường xuyên đốt thuốc khiến căn nhà lúc nào cũng ngập mùi thuốc lá. Bên cạnh đó, bà Michelle phải gồng mình đảm nhiệm vai trò làm mẹ trong gia đình, trong khi công việc tại hãng luật sư danh tiếng ở Chicago liên tục khiến bà cảm thấy căng thẳng. Mặc dù vậy, bà Michelle vẫn luôn sát cánh bên chồng trên con đường chính trị nhiều chông gai.

Năm 2008, ông Obama chính thức khởi độngcuộc chạy đua trở thành Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ. Cho dù bị những hoạt động phục vụ tranh cử “bủa vây” hàng ngày, Obama vẫn giữ thói quen gọi điện về nhà mỗi tối, đặc biệt là trước giờ ngủ của hai cô con gái. Cả ông Obama và bà Michelle đều thống nhất quan điểm nuôi dạy con cái, chẳng hạn như trả một khoản tiền nhỏ để khuyến khích hai cô bé tham gia vào công việc nhà.

Ông Obama luôn gọi điện về cho con gái mỗi khi phải đi công tác xa (ảnh: Getty Images)

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chíPeople, Thượng nghị sĩ Obama khi đótiết lộ, cả Malia và Natasha đều phải dọn bàn cho bữa tối và rửa bát sau khi dùng bữa xong. Khi chính thức thắng cử, ngay trong bài phát biểu chiến thắng của mình, ông Obama đã giữ lời hứa sẽ tặng cho hai cô con gái một chú chó con để làm bạn trong khoảng thời gian cả gia đình tới sinh sống trong Nhà Trắng.

Với ông Obama, trở thành những người cha, người mẹ là một thách thức to lớn dù ông có là người quyền lực nhất nước Mỹ đi chăng nữa. “Điều quan trọng là bạn phải dành thời gian cho gia đình. Hãy dành ra một khoảng thời gian nhỏ vào mỗi tối khi các con đã đi ngủ để tâm sự với nhau về mối quan hệ vợ chồng, bên cạnh việc làm cha làm mẹ.

Nền tảng gia đình vững chắc sẽ cải thiện mối quan hệ với con cái. Ngay cả khi một trong hai người phải đi công tác xa hoặc đi làm về muộn, hãy nghĩ đến những người con của mình đầu tiên. Đơn giản chỉ là gọi một cú điện thoại đêm về cho con, hay là tham dự các buổi họp phụ huynh, hoặc cổ vũ các con trong các trận đấu bóng đá vào cuối tuần,” người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con cái như vậy.

Ca ngợi người vợ Michelle của mình, ông Obama đã gọi bà là “hòn đá tảng” trong cuộc đờiông. Tầm quan trọng của Michelle đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong cuộc đời ông Obama, đến nỗi, nếu bà phản đối, Obama sẵn sàng từ bỏ ý định ra tranh cử cho vị trí ông chủ Nhà Trắng. Bên cạnh đó, bà Michelle cho rằng, thời gian, tình yêu, sự hy sinh và đấu tranh gian khổ đã khiến bà trở nên mạnh mẽ hơn, trong khi cả hai người “liên tục cân bằng lẫn nhau”.

Một trong những nhân tố quan trọng nhất trong cuộc hôn nhân của vợ chồng Tổng thống Obama chính là sự tôn trọng mà cả hai dành cho nhau. Theo quan điểm của hai người, hôn nhân chỉ trọn vẹn nếu có sự tôn trọng trong đó. Mỗi người cần phải cân nhắc những quyết định sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, lắng nghe và thấu hiểu những gì mà người vợ hoặc chồng chia sẻ.

Có lẽ chính vì quan điểm “Gia đình là số một” mà người dân Mỹ vẫn đánh giá cao gia đình Obama hơn so với vợ chồng cựu Tổng thống Bill Clinton. Đặt trên bàn cân, cả hai cặp đôi đã có những nét tương đồng: hai vợ chồng đều sở hữu những tấm bằng đại học từ những trường đại học danh giá, đều là những người hoạt động trong ngành Luật, và người vợ đã phải đấu tranh trước tham vọng của bản thân và sự hy sinh dành cho con đường chính trị của người chồng.

Thế nhưng không giống với gia đình Clinton quá tham vọng về chính trị, hai vợ chồng Obama lại “đời” hơn. Nhiều người cho rằng, cuộc hôn nhân của ông Bill và bà Hillary chỉ nhằm che đậy cho những âm mưu chính trị, trong khiông Obama cùng với phu nhân tập trungkhuyến khích sự phát triển của cộng đồng mà bớt phụ thuộc vào những lời hứa từ những chính trị gia.

Sau hơn 20 năm chung sống với nhau dưới một mái nhà, bà Michelle tiết lộ rằng ông Obama vẫn còn rất lãng mạn. Trong dịp kỷ niệm 16 năm ngày cưới, ông Obama đã đưa vợ mình di hẹn hò tại một nhà hàng và khiến bà Michelle vô cùng bất ngờ với một bó hoa lớn.

Chỉ một vài ngày sau khi giành thắng lợitrong cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên, cả hai vợ chồng đã cùng chia sẻ niềm vui chiến thắng bằng một bữa tối thịnh soạn trong một nhà hàng Italia mà cả hai cùng ưa thích tại thành phố Chicago.

Tôn trọng, hiểu biết, hỗ trợ, trao đổivà sựlãng mạn là những yếu tố giúp “giữ lửa” trong cuộc hôn nhân của ông Barack và bà Michelle Obama. Trải qua nhiều thăng trầm, cả hai đã đúc kết ra kinh nghiệm duy trì hạnh phúc gia đình: Cho dù lịch trình có dày đặc như thế nào, hãy dành sự ưu tiên hàng đầu cho những người thân trong gia đình. Đó mới chính là nhân tố quan trọng nhất cho hạnh phúc lâu dài của bất kỳ cặp vợ chồng nào.

Vân Hồng/ Theo Vntinnhanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Thiên tình sử' đẹp như áng văn chương của vợ chồng Tổng thống Obama