Theo EurekAlert, các chuyên gia tại Bệnh viện nhi ở Boston (Mỹ) đã phát triển được một robot y học như một thiết bị cấy ghép có tác dụng kích thích sự phát triển của các cơ quan nội tạng bị tổn thương mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan đó, đồng thời không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Thiết bị cấy ghép robot để kích thích nội tạng tự phát triển

Vũ Trung Hương | 13/01/2018, 11:01

Theo EurekAlert, các chuyên gia tại Bệnh viện nhi ở Boston (Mỹ) đã phát triển được một robot y học như một thiết bị cấy ghép có tác dụng kích thích sự phát triển của các cơ quan nội tạng bị tổn thương mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan đó, đồng thời không gây khó chịu cho bệnh nhân.

Robot y tế được thiết kế để điều trị chứng hẹp thực quản - một khiếm khuyết bẩm sinh hiếm gặp, hoặc để kéo dài ruột non khi bị hội chứng ruột ngắn. Hiện nay, điều trị hiệu quả nhất cho những bệnh này là thủ thuật kéo dài ống thực quản hoặc ruột. Để ngăn ngừa những khoảng đứt, bệnh nhân sẽ phải nằm trong tình trạng hôn mê với chế độ chăm sóc tích cực trong 1-4 tuần.

Robot cấy ghép, trái lại, không đòi hỏi bệnh nhân phải nằm bất động, vì nó chỉ gắn với thực quản, mà không gắn chặt vào các mô khác. Nó được bao phủ bởi một loại "da" mềm, tương thích về sinh học và không thấm nước, đồng thời có hai ghim đính kèm hình vòng tạo ra một lực kéo, từ từ và liên tục kéo dài mô đi đúng hướng. Thiết bị được điều khiển bởi một bảng điều khiển từ bên ngoài.

Thiết bị đã được thử nghiệm trên thực quản của lợn. Tốc độ tăng trưởng của mô là 2,5mm mỗi ngày trong vòng từ 8 đến 9 ngày. Nhờ vậy, động vật thường có thể ăn và không có dấu hiệu khó chịu.Thực quản vẫn duy trì đường kính bình thường, nghĩa là nó không chỉ kéo dài, mà còn tăng trưởng .

Hiện tại, các nhà khoa học đang bắt đầu thử nghiệm robot trên động vật mắc hội chứng ngắn ruột non, một căn bệnh phổ biến hơn nhiều so với hẹp thực quản. Nó đòi hỏi bệnh nhân phải được cung cấp dinh dưỡng qua tĩnh mạch và có thể dẫn đến suy gan.

Nhà nghiên cứu cao cấp Pierre Du Pont giải thích: "Không ai biết được lực tối ưu cần được áp dụng để kích thích sự phát triển cơ quan nội tạng. Cho đến nay, về mặt lâm sàng, chúng ta chỉ biết dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật. Còn robot cấy ghép thì có thể xác định lực cần thiết và ứng dụng chính xác”.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thiết bị cấy ghép robot để kích thích nội tạng tự phát triển