Hàng ngàn người tị nạn Syria có thể rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và định cư ở châu Âu theo thỏa thuận “một đổi một” giữa các bên, qua đó giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tại lục địa già. 

Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu sẽ "một đổi một" chuyện người tị nạn Syria

09/03/2016, 05:07

Hàng ngàn người tị nạn Syria có thể rời khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và định cư ở châu Âu theo thỏa thuận “một đổi một” giữa các bên, qua đó giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tại lục địa già. 

Trong một nỗ lực đầy tham vọng của châu Âu nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất tại châu lục này kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, hàng ngàn người tị nạn Syria sẽ được phép đến châu Âu thông qua Thổ Nhĩ Kỳ với kế hoạch “một đổi một”.

Theo đó, một bộ phận người tị nạn đang ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến định cư tại các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU), trong khi những người tị nạn trên các đảo của Hy Lạp đang cố gắng xâm nhập vào châu Âu sẽ quay trở về Thổ Nhĩ Kỳ, và nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ Ankara.

Các thỏa thuận được đàm phán tại Brussels, Bỉ và thông qua vào ngày 7.3. Trong đó, EU và Ankara thống nhất kế hoạch ngăn chặn người tị nạn mạo hiểm vượt biển Aegean, đặt chân lên các đảo của Hy Lạp và xâm nhập vào châu Âu. Thay vào đó, người tị nạn Syria được khuyến khích ở lại các trại tị nạn thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, với cam kết sẽ có những chuyến bay trực tiếp sang EU. Kế hoạch sẽ giảm bớt số người thiệt mạng trên biển Aegean.
nguoi ti nan Syria
EU hy vọng thỏa thuận mới sẽ giảm bớt những kết cục thương tâm như cậu bé Aylan Kurdi.
Anh sẽ chi 500 triệu euro, tăng gấp đôi so với con số đưa ra lúc đầu trong thỏa thuận vào tháng 10.2015 là 250 triệu euro, khi giới chức Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ yêu cầu EU phải viện trợ đến 6 tỉ euro vào cuối năm 2018. Ngoài ra, Ankara cũng có những lợi ích riêng trong thỏa thuận với EU, khi châu Âu đang lâm vào cuộc khủng hoảng tị nạn.

Từ tháng 6.2016, 77 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ có thể đi lại tự do bên trong các nước thuộc Hiệp ước Schengen-một hiệp ước gồm 26 thành viên với 22 quốc gia thuộc EU, trong 90 ngày mà không cần thị thực. Điều đó sớm hơn 4 tháng so với kế hoạch được đàm phán trong năm 2015 giữa EU và Ankara. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chấp nhận những người tị nạn quay trở về từ các đảo của Hy Lạp, và điều động nhiều nhân viên hỗ trợ đến 3 đảo Lesbos, Leros và Kos.

Rời cuộc họp vào lúc nửa đêm, Thủ tướng Anh David Cameron cho biết: “Thỏa thuận đã có những đột phá mới, đặc biệt là việc mang lại tương lai cho tất cả những người tị nạn ở Hy Lạp khi được quay trở về Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, thỏa thuận còn phá vỡ con đường kinh doanh của những kẻ buôn người, và kết thúc việc người tị nạn cố gắng vượt biển trên một con thuyền với hy vọng được chấp nhận nhập cư vào châu Âu”.

Hàn Giang (theo The Telegraph)


Bài liên quan
Mỹ và châu Âu bất đồng ý kiến về nguyên nhân làm hỏng 2 tuyến cáp ngầm biển Baltic
Đài CNN cho biết giới chức châu Âu tin rằng vụ việc lưu lượng của hai tuyến cáp internet ngầm ở biển Baltic bất ngờ bị gián đoạn mới đây là do hành động phá hoại, nhưng phía Mỹ lại nghĩ có khả năng đây chỉ là vụ tai nạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu sẽ "một đổi một" chuyện người tị nạn Syria