Trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định: 15,5 là số điểm cao nhất trong 13 năm qua cho tất cả khối thi, chưa kể điểm ưu tiên và nhân hệ số để tham gia xét tuyển.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: ĐH tốp dưới chịu sức ép khi điểm sàn còn 15,5 điểm

Hải Yến | 12/07/2017, 18:29

Trong cuộc trao đổi ngắn với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định: 15,5 là số điểm cao nhất trong 13 năm qua cho tất cả khối thi, chưa kể điểm ưu tiên và nhân hệ số để tham gia xét tuyển.

ThưaThứ trưởng, hôm nay Bộ GD-ĐT công bố mức điểm sàn dành cho các trường là 15,5 điểm, vậy mức điểm này dựa trên tiêu chí nào?

Để đưa ra mức điểm sàn lần này, Bộ GD-ĐT dựa trên 3 tiêu chí: Thứ nhất, làm sao chất lượng đầu vào để các trường có lượng thí sinh tốt nhất. Thứ hai, đảm bảo đủ nguồn tuyển cho các trường với chỉ tiêu đã công bố. Thứ ba, sự dịch chuyển giữa các vùng miền.

Nhiều năm nay chúng ta có hệ số thí sinh dư rất lớn nhưng các trường vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu, vì nhiều em điểm cao ở địa phương dồn về các trường đại học lớn ở các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… còn các em điểm thấp ở thành phố lớn thì lại không di chuyển về địa phương. Cho nên các trường ở địa phương thường bị thiếu chỉ tiêu.

Năm nay, theo thống kê điểm số của các thí sinh cao vọt, hơn hẳn so với các năm trước, thậm chí nhiều nơi còn có "những cơn mưa điểm 10". Theo ông nguyên nhân làdo chất lượng đào tạo tăng hay do đề thi theo hình thức trắc nghiệm rất dễ dàng?

Trong 13 năm vừa qua, thì kể từ khi ba năm thi chung thì điểm sàn dịch chuyển là 13, 14, 14,5 và năm 2015, 2016 nâng lên 15 và năm nay là 15,5 điểm. Tuy có nửa điểm, nhưng cũng cho thấy sự cố gắng rất lớn của thí sinh và nhà trường trong quá trình dạy và học.

Năm nay, các thí sinh thi tại địa phương mình nên các em làm bài tự tin hơn, cho nên chất lượng làm bài được nâng cao và điểm số tốt hơn. Và cũng kể tới các đề thi tổ hợp trắc nghiệm sẽ phù hợp với các em học tư duy tốt hơn.

Nếu so sánhcả nước thống kê sơ bộtừ 63 tỉnh, thành cho thấy có hơn 4.000 bài thi đạt điểm 10, gấp nhiều lần con số của năm 2016 thì hiện tượng này cũng không có gì bất thường.

Để đánh giá một cách toàn diện về kết quả thi năm nay và so sánh với năm ngoái, phải có sự phân tích sâu về cơ sở dữ liệu.

Không phải số bài thi điểm 10 tăng cao có nghĩa là đề quá dễ hoặc coi thi không nghiêm túc. Nếu điểm 10 cao vọt lên mà điểm thấp quá ít thì mới vô lý. Nếu phân bố đều (điểm 0, điểm 1 ít; điểm 10 cũng ít) thì đó là điều bình thường.

Đề thi năm nay đã được chuẩn hóa – nghĩa là có những ô từ dễ, trung bình, khó, rất khó. Trong mỗi mức độ, đều có nhiều câu hỏi được chọn làm đề thi chính thức. Các câu hỏi được rút ra từ ngân hàng câu hỏi ngẫu nhiên nên phản ánh đúng năng lực học sinh.

Với mức điểm của Bộ GD-ĐT đưa ra thìcác trường tốp trên sẽ sàng lọc được rất nhiều thí sinh, điều này liệucó ảnh hưởng tới những trường tốp dưới hoặc chính các trường ĐH dân lập, Cao đẳng không thưa ông?

Mức điểm sàn 15,5 điểm và điểm số của các em khá cao nên việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới các trường tốp dưới và các trường ngoài công lập khi tuyển sinh. Thậm chí là tạo sức ép không nhỏ tới các trường hoặc chính các trường dạy nghề.

Tuy nhiên, thực tế có thể nhìn thấy không phải các thí sinh nào cũng trúng tuyển nếu điểm cao nếu không ghi đúng nguyện vọng, hoặc có thí sinh điểm cao thì lại không nộp đơn vào trường tốp đầu vì lo sợ.

Năm ngoái, chúng ta có hệ số dôi dư nâng lên đáng kể, trên 100.000 thí sinh vào điểm sàn nhưng họ không đăng ký vào bất cứ trường nào. Vì vậy, số thí sinh dư còn rất lớn nên các trường tốp dưới, trường trung cấp không lo thiếu nguồn tuyển.

Khi chọn mức điểm sàn 15,5 điểm thì trong đợt xét tuyển đầu tiên, có khoảng 90 trường đạt chỉ tiêu 100%; Có 66 trường đạt chỉ tiêu từ 80 đến 99%; Có 83 trường đạt chỉ tiêu từ 40 đến 79%. Tất cả các trường trong cả nước tuyển được 83% tổng chỉ tiêu trong đợt 1.

Hiện nay, các em đã biết điểm của mình và biết cả ngưỡng đầu vào thì những trường tốp giữa hoặc tốp cuối sẽ không thay đổi và tăng điểm chuẩn lên so với năm trước sẽ giữ ổn định.

Những thí sinh trước đây đã đăng kí trường phù hợp với khả năng của mình thì không nên thay đổi nguyện vọng.

Đối với những thí sinh có số điểm thấp hơn hoặc cao hơn nhiều so với điểm dự kiến ban đầu thì nên điều chỉnh lại. Các em nên cân nhắc, nghiên cứu kĩ trước khi điều chỉnh, không phải tất cả ai cũng thay đổi nguyện vọng.

Vậy cơ hội cho các em học sinh có điểm số thấp hơn điểm sàn hoặc bằng điểm sàn có nhiều không, thưa Thứ trưởng?

Năm 2017, cơ hội vào ĐH của các thí sinh rất nhiều, nhất là khi năm nay số lượng nguyện vọng đăng kí xét tuyển là không giới hạn nên các em đã đăng kí nhiều trường, nhiều ngành khác nhau. Ví dụ cũng một ngành Quản trị kinh doanh, các em đăng kí nhiều trường khác nhau ở các tốp khác nhauthì các em có thể trúng ở bất kì trường ở tốp nào phù hợp với mức điểm mà đúng sở trường yêu thích của các em.

Đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường đại học còn rất nhiều, chủ yếu dựa vào việc các em có muốn học hay không. Đối với những trường đại học tốp đầu, số điểm trúng tuyển sẽ nhích lên.

Số thí sinh đạt điểm cao tăng, nhưng phổ điểm cũng không bị dốc nhiều nên các trường không quá khó khăn trong việc xác định số điểm trúng tuyển. Riêng đối với một số trường và ngành có sức cạnh tranh lớn, thì các trường cũng đã tính đến phương án xét tuyển tiêu chí phụ.

Xin cảm ơn ông.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thứ trưởng Bùi Văn Ga: ĐH tốp dưới chịu sức ép khi điểm sàn còn 15,5 điểm