Thủ tướng cho biết “muốn tăng trưởng thì phải có nguồn lực, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra”.
Theo dòng thời sự

Thủ tướng: Nếu cứ tăng trưởng 6-7%/năm thì rất khó đạt được mục tiêu

Lam Thanh 18:59 12/11/2024

Thủ tướng cho biết “muốn tăng trưởng thì phải có nguồn lực, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra”.

Không hình sự hóa quan hệ kinh tế

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội chiều 12.11, Thủ tướng cho biết “muốn tăng trưởng thì phải có nguồn lực, nếu cứ tăng trưởng với tốc độ 6-7%/năm như hiện nay thì rất khó đạt được mục tiêu 100 năm đã đặt ra”.

Để thực hiện được ưu tiên tăng trưởng, Thủ tướng cho rằng phải tháo gỡ vướng mắc thể chế để huy động mọi nguồn lực của nhà nước, nhân dân, xã hội, của nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.

Về thể chế, Thủ tướng cho biết trong quá trình hoạt động, có những vấn đề mới phát sinh, hệ thống pháp luật chưa kịp cập nhật. Những vấn đề mới phát sinh đều khó, cần huy động nguồn lực lớn, do đó cần phải tập trung hoàn thiện thể chế.

00-tt-2.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu

Thủ tướng nêu rõ muốn đột phá cũng phải đột phá từ thể chế, trong đó nhiệm vụ xây dựng thể chế để quy định cái gì được làm, cái gì không được làm, cái gì là mở rộng không gian sáng tạo.

“Quan điểm của Đảng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mọi công dân, cho doanh nghiệp, tôn trọng quyền con người trong kinh doanh, trong phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, quan hệ dân sự, cũng như quan hệ hành chính, nhưng cũng phải xây dựng thể chế, quy định rõ ràng. Tuy nhiên, đối với tình trạng buôn lậu, trốn thuế, thao túng, găm hàng đội giá, thao túng thị trường… thì phải xử lý”, Thủ tướng nêu.

Liên quan đến xây dựng thể chế cho quản lý các hoạt động trên không gian mạng, Thủ tướng khẳng định không gian thực như thế nào, không giản ảo như thế. Do vậy, quản lý trên không gian mạng cũng như quản lý trong đời thực.

“Với tinh thần như Tổng Bí thư đã chỉ đạo là bỏ tư duy "không quản lý được thì cấm", tức là xây dựng thể chế phải vừa phục vụ cho việc quản lý, nhưng vừa mở ra không gian, khuyến khích mọi người dân, mọi doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Đổi mới để bay cao và sáng tạo để vươn xa, hội nhập để tiến lên”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Đề xuất tái khởi động điện hạt nhân

Thủ tướng cũng cho hay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong mọi tình huống.

Theo đó, đã đề xuất sửa đổi Luật Điện lực, triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện 8; ban hành cơ chế, chính sách về mua bán điện trực tiếp; khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái; phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi, ven bờ; chính sách về điện rác, điện sinh khối; hoàn thành dự án đường dây truyền tải 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên…

Thời gian tới, dự báo nhu cầu điện tăng nhanh, trong đó năm 2025 tăng khoảng 12-13% và những năm sau còn cao hơn nữa, Chính phủ sẽ hoàn thiện đồng bộ quy định pháp luật để tháo gỡ các vướng mắc trong triển khai các dự án hạ tầng nguồn điện; xây dựng hệ thống lưới điện thông minh và vận hành linh hoạt, có khả năng tự động hóa cao.

00-tt-3.jpg
Các đại biểu quốc hội lắng nghe Thủ tướng trả lời chất vấn

Thủ tướng cũng cho biết sẽ rà soát tháo gỡ các dự án điện tái tạo đã đầu tư có vướng mắc pháp lý và bảo đảm định giá đúng, đủ, hợp lý để khuyến khích phát triển các nguồn điện. Đảm bảo đủ hạ tầng, nhiên liệu cho sản xuất điện.

Về dài hạn, để đảm bảo đủ điện phục vụ phát triển KT-XH nhanh, bền vững, Chính phủ đã và đang đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Chính phủ cũng đã trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện.

Cần hoàn thiện thể chế cho chuyển đổi số

Về thúc đẩy chuyển đổi số, Thủ tướng nhấn mạnh đây là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, xanh, bền vững.

Chính phủ đã chỉ đạo từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số và triển khai hiệu quả Đề án 06 từ Trung ương đến cơ sở.

Theo đó, chuyển đổi số đã "đến từng ngõ, gõ từng nhà, vào từng người" và tiến bộ vượt bậc; thương mại điện tử phát triển mạnh, thuộc nhóm 10 nước có tốc độ tăng trưởng hàng đầu thế giới; chỉ số phát triển Chính phủ điện tử năm 2024 tăng 15 bậc, xếp hạng 71/193 quốc gia, vùng lãnh thổ…

Tuy nhiên, theo Thủ tướng, đây là lĩnh vực mới nên các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách về chuyển đổi số còn chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời; cải cách hành chính còn chậm; thủ tục còn rườm rà, ách tắc; chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến chưa chuyển biến rõ nét; chưa khắc phục được tình trạng "manh mún, cát cứ thông tin, co cụm dữ liệu".

00-tt-4.jpg
Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ

Thêm nữa, Thủ tướng cũng cho rằng nhân lực cho chuyển đổi số chưa đáp ứng nhu cầu. Mặc dù Chỉ số an toàn, an ninh mạng của nước ta năm 2024 tăng 8 bậc, xếp hạng 17/194, nhưng an toàn thông tin, an ninh mạng còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, rủi ro.

Theo Thủ tướng, nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức về chuyển đổi số chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nhất là người đứng đầu còn thiếu quyết liệt, sâu sát; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, thiếu công cụ theo dõi, đánh giá, giám sát, kiểm tra, xử lý các mặt tiêu cực...

Về phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, Thủ tướng cho hay đã đạt được những kết quả tích cực.

Cụ thể, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia bước đầu phát huy hiệu quả, nhất là trong xây dựng chính sách, kết nối, thúc đẩy khởi nghiệp quốc gia. Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam xếp hạng 56/100. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2024 của Việt Nam xếp hạng 44/133 (tăng 4 bậc so với năm 2022). Hà Nội và TP.HCM lọt vào nhóm 200 thành phố đứng đầu về khởi nghiệp sáng tạo toàn cầu…

Tuy nhiên, phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và đào tạo nhân lực chất lượng cao còn chưa được như mong muốn. Thể chế, cơ chế, chính sách chưa có đột phá; đầu tư cho KHCN, đào tạo nhân lực chất lượng cao chưa thực sự hiệu quả; sự gắn kết giữa các chủ thể, nhất là Nhà nước, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà khoa học và doanh nghiệp chưa chặt chẽ và có hiệu quả…

Bài liên quan
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát tiến độ thi công cao tốc tại Sóc Trăng
Trong chuyến khảo sát tiến độ thi công các tuyến cao tốc trọng điểm tại Đồng bằng sông Cửu Long, sáng 20.11, đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà làm trưởng đoàn đã đến khảo sát tiến độ thi công dự án thành phần 4, thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng: Nếu cứ tăng trưởng 6-7%/năm thì rất khó đạt được mục tiêu