Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam hiện vẫn đang ở dạng tiềm năng, kém xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Thương mại điện tử Việt Nam vẫn 'thua xa' nhiều nước trong khu vực

tuyetnhung | 11/05/2016, 16:58

Thương mại điện tử (TMĐT) ở Việt Nam hiện vẫn đang ở dạng tiềm năng, kém xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Góp mặt tại Hội thảo “Dịch vụ thanh toán điện tử với phát triển thương mại điện tử: Xu thế và đổi mới” ngày 11.5tại Hà Nội, TS.Nguyễn Thị Nhiễu thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại, Bộ Công thương, cho biết, dịch vụ thanh toán điện tử của Việt Nam đang ở mức tăng trưởng khá nhanh trong thời giangần đây. Tuy nhiên,TMĐT vẫn đang ở dạng tiềm năng, kém xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Dẫn số liệu củaVisanet - mạng thanh toán điện tử lớn nhất thế giới hiện nay, bà Nhiễu cho hay, năm 2015, Việt Nam có chỉ số thanh toán điện tử là 37%, chỉ số này tương đương với Thái Lan, nhưng thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực như: Indonesia (với 45%), Malaysia (với 47%)...và thấp hơn nhiều so với các nước có chỉ số thanh toán điện tử cao ở châu Á như: Singapore (55%), Trung Quốc (60%), Hàn Quốc (70%)...

Kể ra những khó khăn khiến ngành TMĐT Việt Nam còn tụt hậuso với nhiều nước, bà Nhiễu cho rằng, việc phát triển TMĐT Việt Nam đang còn đối mặt với nhiều thách thức, rào cản lớn, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đầy đủ và đồng bộ. Các chính sách và điều kiện hỗ trợ còn yếu và thiếu, trình độ công nghệ còn yếu, thiếu sự tin tưởng với TMĐT...

Song, bà Nhiễu cũng không quên khẳng định những thành tựu mà ngành TMĐT Việt Nam đạt được trong năm 2015. Cụ thể, theo bà Nhiễu, năm 2015, doanh số ngành TMĐT đạt 4,07 tỉ USD, tăng 37% so với năm 2014, chiếm khoảng 2,8% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Trong đó, giá trị mua hàngcủa một người mua hàng trực tuyến năm qua ước tính đạt 160 USD. Phần lớn người mua hàng trực tuyến đều lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt với 91%, tiếp đến là 48% phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, 20%qua thẻ thanh toán.

Đánh giá về những yếu tố thúc đẩy ngành TMĐT phát triển trong năm qua, bà Nhiễu cho rằng, trước hết phải ghi nhận việc Chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ phát triển dịch vụ TMĐT. Bởi vì trên thực tế, việc hoàn thiện khungpháp lý, chính sách có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển của bất cứ mộtngành nàođó.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương mại điện tử Việt Nam vẫn 'thua xa' nhiều nước trong khu vực