Trong thời gian dài, 11 căn nhà công vụ ở tỉnh Tiền Giang bị sử dụng không đúng mục đích, vi phạm Luật Nhà ở. Dù các cơ quan chức năng đã phát hiện sai phạm và nhiều lần yêu cầu chấn chỉnh nhưng phía tỉnh Tiền Giang vẫn chưa thể thực hiện.

Tiền Giang: Những khó xử khi đòi 11 căn nhà công vụ cho cán bộ thuê

Mỹ Tho | 08/07/2022, 21:32

Trong thời gian dài, 11 căn nhà công vụ ở tỉnh Tiền Giang bị sử dụng không đúng mục đích, vi phạm Luật Nhà ở. Dù các cơ quan chức năng đã phát hiện sai phạm và nhiều lần yêu cầu chấn chỉnh nhưng phía tỉnh Tiền Giang vẫn chưa thể thực hiện.

day-nha-cong-vu-o-my-tho.jpg
Dãy nhà công vụ ở TP.Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang - Ảnh: Mỹ Tho

Để phục vụ nơi ở cho cán bộ, công chức ở các huyện, thị khi về tỉnh công tác, năm 1993, UBND tỉnh Tiền Giang đã xây dựng khu nhà công vụ dành cho các trường hợp này, tại mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi nghĩa (phường 1, TP.Mỹ Tho). Khu nhà có 12 căn, mỗi căn gồm 1 tầng trệt, 1 lầu, diện tích 120 mét vuông. UBND tỉnh đã cho thuê 11/12 căn nhà đối với cán bộ lãnh đạo các sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh đương chức. Điều đáng nói là đến nay, 10 người trong số 11 cán bộ này đã về hưu nhiều năm nhưng chưa giao trả nhà lại cho Nhà nước; trong đó một số cán bộ hưu không có nhu cầu ở nữa đã để lại nhà cho người thân ở hay cho người khác thuê lại. Năm 2015, qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận sai phạm trong việc cho thuê tại 11 căn nhà công vụ này, đã nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang sớm khắc phục sai phạm nhưng đến nay vụ việc vẫn tồn đọng gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Về vấn đề này, trả lời ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết UBND tỉnh rất quyết liệt xử lý theo kiến nghị của các cơ quan trung ương nhưng do nhiều lý do khác nhau nên chưa thể thực hiện. "Văn phòng Chính phủ đã đôn đốc rất nhiều lần, trong thời gian này không phải là UBND tỉnh không thực hiện. UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác, tổ chức họp với các chú, các cô, đặc biệt là thông báo ý kiến của Thanh tra Chính phủ, ý kiến của Phó thủ tướng Chính phủ nhưng theo thời gian có nguyên nhân khác nhau nên đến giờ vẫn chưa làm được. Kể cả ở thời điểm này tất cả các hợp đồng thuê đã hết hạn, UBND tỉnh không ký lại, nhưng thu lại chưa được. Thời gian tới, chuyện này  không giải quyết xong UBND tỉnh sẽ bị giải trình, thậm chí lãnh đạo tỉnh có nguy cơ bị kỷ luật"- ông Nguyễn Văn Vĩnh cho biết.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiền Giang: Những khó xử khi đòi 11 căn nhà công vụ cho cán bộ thuê