Máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt P-51 một thời là huyền thoại trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Máy bay này đã từng được quân đội Mỹ định sử dụng tại trên chiến trường Việt Nam và Chiến tranh lạnh tại châu Âu để thay thế máy bay phản lực A-10 Thunderbolt.

Tiết lộ về máy bay P-51 Mustang huyền thoại

Tuấn Anh | 02/09/2016, 08:00

Máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt P-51 một thời là huyền thoại trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Máy bay này đã từng được quân đội Mỹ định sử dụng tại trên chiến trường Việt Nam và Chiến tranh lạnh tại châu Âu để thay thế máy bay phản lực A-10 Thunderbolt.

Trong Chiến tranh thế giớithứ 2 giai đoạn 1944-1945, máy bay P-51 Mustang do hãng North American Aviation sản xuất nổi tiếng đạttốc độ nhanh, dễ điều khiển và quan trọng nhất là có tầm hoạt động rộng.

P-51 có khả năng bay đủ xa để có thể hộ tống các loạimáy bay ném bom như B-17 và B-24 thâm nhập sâu vào những vùng do Đức Quốc xã chiếm đóng tại châu Âu.Tuy nhiên, P-51 lại có nhược điểm thân mỏng với khả năng chịu đạn yếu, vì vậy không thích hợp để tấn công cácmục tiêu dưới đất. Nhiệm vụ đối đất được giao cho máy bayP-47 Thunderbolt tuy nặng nề nhưng “lì đòn” hơn.

Sau Chiến tranh thế giớithứ 2, quân đội Mỹ đàngưng sử dụng mẫu P-47 Thunderbolt. Thay vào đó, cácchiếc Mustang đảm nhận luôn nhiệm vụ tấn công dưới mặt đất, dẫn đến nhiều tổn thất nặng nề trong Chiến tranh Triều Tiên.

Sau đó,P-51 Mustang được thiết kế lại thành Turbo Mustang III sau khi David Linsay (người sáng lập hãng máy bay Cavalier) mua lại quyền sản xuất máy bayMustang vào năm 1956.

Đội hình P-51 Mustang của không quân Mỹ - Ảnh: Wikipedia

Năm 1968, vào lúc không quân Mỹ thông báo đấu thầu tìm mẫu máy bay có khả năng thực hiện cácchiến dịch chống du kích tại Đông Nam Á, David Lindsay đã bán mẩu Turbo Mustang III cho hãng máy bay Piper Aircraft và ông cũng chuyển sang làm việc tại công ty này.

Kết quả là mẫu Mustang đã được nâng cấp thành PA-48 Enforcer, mẫu máy bay được hãng Piper đưa ra tham gia vào đợt đấu thầu của không quân Mỹ.

Mặc dù máy bay chiến đấu động cơ phản lực được xem là uy lực hơn, nhưng máy bay cánh quạt lại thích hợp hơn để thực hiện cácchiến dịch chống du kích.Tốc độ chậm cho phép máy bay cánh quạt dễ dàng lượn lờ trên các cánh rừng để hỗ trợ bộ binh và phát hiện quân du kích.

Ngoài ra, máy bay cánh quạt cũng rẻtiền để sản xuất và bảo trì hơn. Năm 1945, máy bayP-51 trị giá 51.000 USD (khoảng 675.000 USD vào thời điểm hiện tại). So với P-51, mẫu PA-48 Enforcer có giá khoảng 500.000 USD trong khi máy bay A-10 Warthog có giá đến 19 triệu USD một chiếc.

Mẫu Piper PA-48 Enforcer cải tiến từ Turbo Mustang III được trang bị động cơ Lycoming T55 (dùng cho trực thăng CH-47) cùng ghế thoát hiểm và một số thiết bịnâng cấp khác. Bề ngoài, chiếc PA-48 tuy giống với chiếc Mustang nhưng mọi phụ tùng bên trong đều mới.

Với tốc độ tối đa 555 km/giờ, chiếc PA-48 bay chậm hơn P-51 đến gần 160 km/giờ. Mặt khác, nếu như mẫu P-51 chỉ có thể mang theo khoảng 450 kg bom thì PA-48 có sức chứa đến hơn 2.700 kg bom hoặc tên lửa, nhiều hơn cả một số máy bay chiến đấu hiện đại.

Tham vọng cạnh tranh với A-10 Thunderbolt

Đến những năm 1970, hãng Piper có tham vọng bán máy bayP-48 cho không quân Mỹ để thực hiện vai trò không chỉ dừng lại ở các chiến dịch chống du kíchmà còn như là mẫu máy bay chủ lực để tấn công các mục tiêu dưới mặt đất.

Tại thời điểm đó, mẫu máy bay phản lực A-10 Thunderbolt của hãng Fairchild Republic giữ vai trò chủ lực trong công táctấn công các mục tiêu trên mặt đất.

Máy bay phản lực A-10 Thunderbolt của hãngFairchild Republic - Ảnh: airforce-ternology.com

Theo đánh giá của tạp chíThe National Interest,tuychiếc P-48 có nhiều thế mạnh để cạnh tranh với cácmẫu máy baytiêm kích khác đểhỗ trợ các chiến dịch chống du kích trong rừng rậm. Tuy nhiên,để thay thế máy bay phản lực trong vai trò chủ lực tấn công các mục tiêu trên mặt đất thì lại làchuyện khác.

Đềnghị này của hãng Piper lập tức bị không quân Mỹ từ chối. Tuy nhiên, nhờ chiến dịch vận động hành lang của David Lindsay, không quân Mỹ vào năm 1981 đã đồng ý trao cho hãng Piper một hợp đồng trị giá 11.9 triệu USD để sản xuất hai nguyên mẫu PA-48s để thử nghiệm.

Theo báo cáo về đợt thử nghiệm nguyên mẫu này do chuyên gia quốc phòng Joseph Trevithick thu thập được từ không quân Mỹ, chiếc P-48s được đánh giá dễ điều khiển và dễ bảo trì nhưng lại mỏng manh, có động cơ yếu và khó lái một khi chứa đầy bom.

Tại thời điểm này, hầu hết các mẫu máy bay tiêm kích đều bị chê là quá mỏng manh so với chiếc A-10 Thunderbolt được thiết kế rất kiên cố.

“Huyền thoại” không còn phù hợp với chiến tranh hiện đại

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, tất cả các lực lượng quân sự đều tập trung phát triển khả năng phòng không.

Ngoài cáchệ thống phòng không hiện đại ngày càng được quân đội chính quy của các quốc gia đưa vào sử dụng nhiều hơn như tên lửa S-400 của Nga, các nhóm phiến quân hay khủng bố như Nhà nước Hồi giáo (IS) hay Hezbollah cũng trang bị súng và tên lửa phòng không.

Điều này thậm chígây nhiều khó khăn cho máy bayphản lực tàng hình tối tân như F-35. Với tình hình này, đưa cácmẫu máy bay từ những năm 1945 vào sử dụng là hết sức nguy hiểm.

Hezbollah trang bị súng phòng không - Ảnh: AP

Mặc dù chiếc PA-48 có giá thành sản xuất rẻ hơn nhưng điều này cũng xuất phát từ tâm lýcủa các nhà cầm quân lúc bấy giờ có thể hy sinh quân lính một cách dễ dàng hơn. Vào thời Chiến tranh thế giớithứ 2, máy baytiêm kích cùng phi công được giới tướng tá sử dụng không khác gì “những viên đạn bay” để lao vào tiêu diệt quân địch trong các trận đánh lớn và dai dẳng.

Trong Chiến tranh thế giớithứ 2, không quân Mỹ bị tổn thất gần 44.000 máy bay khi tham chiến ở nước ngoài và 14.000 máy bay trong lúc luyện tập trong nước. Về nhân sự, tổng cộng đã có hơn 40.000 lính không quân Mỹ thiệt mạng trên chiến trường. Con số này của phía Đức và Nhật còn cao hơn. Ngoài ra, Mỹ cũng mất hơn 900 máy bay trong chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder) tại miền bắc Việt Nam.

Ngày nay, phi công quân sự không những được đào tạo rất tốn kém mà máy bay chiến đấu một khi bị bắn rơi còn gây ra không ít rắc rối về mặt chính trị. Điển hình là cácvụ bắn rơi máy bay quân sự ở Serbia và Syria đều mang lại hậu quả nghiêm trọng trong ngoại giao.

Đó cũng là lý do vì sao Mỹ chuyển sang dùng máy bay không người lái mặc dù không quân Mỹ đến nay vẫn ưa chuộng sử dụng máy bayphản lực tối tân và đắt tiền như F-35 có giá hàng trăm triệu USD.

Theo nhận định của tạp chíThe National Interest., tuy cácmẫu máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt vẫn mang lại hiệu quả cho các chiến dịch quân sự nhỏ tại những vùng xa xôi hẻo lánh nhưng quân đội Mỹ sẽ không nâng cấp máy bay từ thời thế chiến để đối chọi với Nga và Trung Quốc.

Mặc dù vào năm 2011, Mỹ đã mua 20 máy bay cánh quạt A-29 Tucano do Brazil sản xuất để yếm trợ cho các chiến dịch chống du kích nhưng số máy bay này sẽ được giao cho không quân Afghanistan sử dụng.

Huỳnh Hy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
26 phút trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiết lộ về máy bay P-51 Mustang huyền thoại