Giải trình về vấn đề nợ công trước Quốc hội sáng 1.11, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận nợ công giai đoạn 2011-2015 tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn. Tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2011-2015 là 18,4%/năm.
Tăng trưởng không đạt kế hoạch
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công tăng cao là do tăng trưởng kinh tế của chúng ta không đạt kế hoạch; Trong thực hiện giá trị của GDP không đạt dự toán làm cho tỷ lệ nợ công tăng lên. Bên cạnh đó, tái cơ cấu nền kinh tế thời gian qua, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công, ngân hàng, thương mại, doanh nghiệp… không đạt yêu cầu. Trong khi đó, ngân sách lại phải giảm thu để tháo gỡ khó khăn.
Về chi, theo ông Dũng, Việt Nam giữ mức chi theo tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm, đặc biệt đảm bảo chi an sinh xã hội, giảm nghèo, lương tăng làm cho chi ngân sách thường xuyên tăng.
“Đại hội Đảng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao ở mức 7-7,5%, sau đó Chính phủ điều chỉnh còn 6,5-7%, và thực tế đạt chỉ 5,91% trung bình trong 5năm qua. Trong khi tăng trưởng kinh tế không như dự kiến, thì các khoản chi lại giữ nguyên. Vì thế, chi thường xuyên tăng nhanh lên tới 67,8% tổng chi năm 2015. Việt Nam điều chỉnh chính sách về đầu tư, giá dầu thô giảm nhưng vẫn phải chi cho an sinh, giảm nghèo, tăng lương…”- ông Dũng nói.
Nợ công tăng cao là điều giới chuyên gia đã lên tiếng khá lâu. Điều đáng nói làmột phần đáng kể của nợ công được sử dụng để trả nợ thay cho đầu tư phát triển. Những năm gầy đây, chi ngân sách chủ yếu là chi thường xuyên với mức tăng trưởng là 18,44%/năm. Ngược lại, chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm, nhất là từ năm 2013 đến nay, chỉ ở mức 4,8%/năm. Chỉ tiêu nợ phải trả (nợ gốc và lãi) có nguy cơ tiến sát vượt ngưỡng cảnh báo. Nghĩa vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nguồn trả nợ công không bền vững.
Trong một cuộc trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Trưởng bộ môn Quản trị tài chính quốc tế, Khoa Tài chính quốc tế (Học viện Tài chính) nhận định nợ công của Việt Nam đang có sự thay đổi theo chiều hướng khá tốt về cơ cấu nợ. Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ công trong thời gian qua lên rất nhanh. Đây là điềuđáng lo ngại.
Ông Thịnh cho rằng các khoản thu ngân sách hầu hết đang có xu hướng giảm đi do các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký với các đối tác trong thời gian vừa qua. Những hiệp định này làm cho mức thu thuế của các mặt hàng xuất nhập khẩu giảm một cách nhanh chóng. Còn các khoản thu trong nước cũng có tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với mong muốn của các nhà quản trị.
Cụ thể hơn, theo ông Thịnh, trong kế hoạch chi ngân sách 5 năm 2016-2020 của Chính phủ bằng khoảng 24 lần so với mức chi của năm 2015. Đây là con số chi tiêu rất lớn. Muốn có tăng trưởng thì cần phải có chi tiêu, tuy nhiên mức chi tiêu đang tăng quá nhanh là điều đáng lo ngại.
Ông Đinh Trọng Thịnh cũng lý giải rằng ngoài các lý do nêu trên thì mức độ gia tăng của nợ công trong thời gian vừa qua cũng bị chi phối bởi tư tưởng nhiệm kỳ. Các nhà lãnh đạo, khi vào cuối nhiệm kỳ đều muốn có khoản chi lớn hơn, để tạo ra những công trình, những dự án để lại dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, cả về chính trị lẫn kinh tế.Tư duy nhiệm kỳ này phải được bỏ đi.
Nói với Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng ngoài việc đầu tư công tràn lan, doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, gây thất thoát tiền củalà một thực tế đáng buồn, làm tăng nợ công. Chi thường xuyên của Việt Nam quá lớn,ở mức 68 - 69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách. Năm nay Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký phê duyệt chi thường xuyên có ít hơn đôi chút, nhưng vẫn ở con số 65%.
Theo nhận định của nhiềuchuyên gia trong nước cũng như quốc tế,nợ công của Việt Nam đã vượt qua con số 65% từ lâunếu tính theo chuẩn của quốc tế. Ví dụ như những phần nợ mà chủ sở hữu phải trả, rồi nợ của công ty nhà nước, nợ địa phương… mà được tính vào thì con số đã cao hơn trần Quốc hội đề ra.
Quốc hội cần giám sát, thẩm địnhchặt hơn nữa
Ông Đinh Trọng Thịnh cho rằng hiện nay việc công bố các thông tin về nợ đã khá hơn nhiều so với trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân.
Theo ông Thịnh, việc cơ quan chức năng đưa ra những số liệu như nợ công chia theo đầu người bao nhiêu, rồi các thông số nợ chiếm bao nhiêu phần trăm GDP, có an toàn hay không... thì người dân cũng có một cơ sở để tính toán. Tuy nhiên, muốn giám sát về sự gia tăng của nợ công thì cần có thêm những số liệu chi tiết hơn nữa, những thông số đó chưa đủ.
Cho nên, theo vị chuyên gia này, cần phải nâng cao hơn nữa sự công khai, minh bạch trong các báo cáo về nợ công thì mới có thể có được sự giám sát và quản lý nợ công theo phương pháp của cộng đồng quốc tế; đồng thời có thể tính đoán được tính đúng đắn của các số liệu công bố nợ.
Theo bà Phạm Chi Lan, tất cả những nơi quyết định về chi tiêu công, đầu tư công phải quyết liệt, chặt chẽ hơn nữa. Bây giờ không chỉ là phải minh bạch, giám sát mà còn cần phải giải trình, truy trách nhiệm đến từng cá nhân. Lâu nay quyết định thường mang tính tập thể.
Cần làm rõ trách nhiệm của Quốc hội trong khâu thẩm định. Làm rõ trách nhiệm của những cá nhân ở cơ quan được Quốc hội chuẩn chi, ở tầm đó thì sẽ dễ dàng tìm ra được người phải chịu trách nhiệm.Quốc hội cần có thái độ cương quyết hơn đối với vấn đề nợ công để thể hiện trách nhiệm củamình với tư cách đại diện cho người dân. Trước tiên là kiểm soát chi tiêu công, đầu tư công.
Nói tại phiên giải trình Quốc hội sáng nay, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằngvề giải pháp, trong thời gian tới bên cạnh việc hoàn thiện thể chế về quản lý nợ công, rà soát lại chiến lược nợ công, các chính sách về thuế theo dự án từng bước tái cơ cấu lại nợ công, cần từng bước tái cơ cấu lại nợ công, tái cơ cấu kỳ hạn, lãi suất của nợ công.
Bên cạnh đó, theo bộ trưởng Dũng, một trong những giải pháp hữu hiệu hiệu tiếp theo là về việc huy động trái phiếu chính phủ đã có sự điều chỉnh theo hướng nâng kỳ hạn nhưng lãi suất...
Hoàng Long