Từ câu chuyện ẩm thực, bức tranh về đời sống Sài Gòn trong mắt của những người dân nhập cư cũng hiện lên sống động về nét văn hóa ẩm thực độc đáo của thành phố phương Nam này.

Tới Sài Gòn rồi ‘chở cơm đi ăn phở’

Tiểu Vũ | 23/07/2017, 19:06

Từ câu chuyện ẩm thực, bức tranh về đời sống Sài Gòn trong mắt của những người dân nhập cư cũng hiện lên sống động về nét văn hóa ẩm thực độc đáo của thành phố phương Nam này.

Sài Gòn, nơi hội tụ của dân “tứ chiếng giang hồ” từ mấy trăm năm về trước và cả hôm nay. Giữa một thành phố hào hoa nhộn nhịp, những người xa quê vẫn luôn thèm một hương vị quê nhà, dù khó đến mấy họ cũng cố tìm ra cho được. Đôi khi có người công khó đi hàng chục cây số chỉ để ăn một bát mìQuảng rồi về. Tìm để ăn không chỉ là thỏa mãn cái “bao tử” mà đó là cả một nét văn hóa, một sự hoài niệm về quê xứ.

Sài Gòn hào phóng bao dung dường như hiểu được những nỗi niềmcủa tất cả những ai đến đây cư ngụ, văn hóa ẩm thực theo kiểu Sài Gòn xuất hiện đã đáp ứng những nhu cầu ăn uống của tất cả mọi người. Đó cũng là lý do ở Sài Gòn không thiếu bất cứ một món ăn nào của mọi miền đất nước.

Ở Sài Gòn không khó để tìm một món ăn quen thuộc như như bát canh chua, niêu mắm kho quẹt, tô bún mắm miền Tây… và cả những món ăn đậm chất vùng miền khác như tô canh khế, nồi lẩu rắn, nồi cháo nấm tràm…

Và, còn có những món đang bàn cãi nảy lửa, như món thịt chó. Thế nhưng dù đứng “chiến tuyến” nào, cũng phải thừa nhận một điểm rất chung: đây là món từng khá phổ biến của một thời mà bất kỳ dân ăn rong nào cũng có thể từng bị “cám dỗ”.

Với một giọng điệu hài hước, thâm thúy xuyên suốt hai tập sách Sài Gòn chở cơm đi ăn phở Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê! của tác giả Ngữ Yên sẽ giúp bạn đọc khám phá về văn hóa ẩm thực Sài Gòn đầy thú vị. Những câu chuyện, những món ăn Sài Gòn của Ngữ Yên phần nào đó đã báng đi cái “mùi” khô khan của sử liệu, khiến chuyện của trăm, ngàn năm trước sống động, thơm lành và quen thuộc như một bữa cơm nhà. Và trên tất cả, sau món ăn là lịch sử, là ân tình, ký ức, sự chuyển dịch của tâm tính cộng đồng.

Từ câu chuyện ẩm thực, bức tranh về đời sống Sài Gòn trong mắt của những người dân nhập cư cũng hiện lên lung linh,sống động. Sài Gòn không có đặc sản nhưng lại ôm vào, nâng niu những món ăn đặc trưng của mọi vùng miền khác. Vì thế, Sài Gòn có những khu chợ người dành riêng Quảng như chợ Bà Hoa ở Tân Bình, và có cả những “thiên đường” món ăn cho người Bắc, người miền Tây…

Sài Gòn chở cơm đi ăn phở Sài Gòn, ồ bỗng ngon ghê! của tác giả Ngữ Yên với nhiều bài viết được giới thiệu có thể xem như chất liệu vi lịch sử để người ngày sau có thể hiểu hơn về “ngày xưa”, về một bối cảnh rộng lớn hơn phạm vị cái ăn, mâm ăn, bàn ăn thời tác giả đang sống, khám phá và viết. Trong sự dịch chuyển của món ăn, cách ăn, có thể nhìn thấy những phóng chiếu đổi thay của dòng đời, thế cuộc. Như tác giả Ngữ Yên đã viết trong lời mở sách, bao nhiêu nước đã về xuôi, tồn hư thật vô thường.

Ngữ Yên thuộc tuýp người viết không ưa khoa trương son phấn, chống lại thứ “chủ nghĩa lưỡi dân tộc”, những kê cứu tỉ mỉ, sử liệu hay kiến thức y thực được hài hòa trong một lối quãng diễn có khí chất “giang hồ”, tự nhiên và đôi chỗ quá đỗi ngang tàng. Người đọc như thể được tham gia vào một cuộc tán dóc, cà kê hào sảng trên bàn nhậu vỉa hè hay một cuộc đàm luận thú vị bên mâm cơm ngày nhàn rỗi. Ông khéo léo đưa vào đó một hàm lượng y thực, ghi chép ẩm thực, và dĩ nhiên, không thiếu những công thức chế biến của những đầu bếp có tên tuổi lẫn vô danh.

Hai cuốn Sài Gòn chở cơm đi ăn phởSài Gòn ồ bỗng ngon ghê!được First News và NXB Văn hóa Văn nghệ ấn hành trong đợt này có thể xem là một combo sách khám phá, trải nghiệm văn hóa ẩm thực Sài Gòn đầy thú vị,là “hàng hiếm” trên kệ sách viết về chuyện ăn uống hiện nay.

Tác giả Ngữ Yên – Tên thật là Trần Công Khanh, sinh năm 1956. Từng làm ở các báo: Sài Gòn Tiếp Thị, Nhà Đẹp, Quốc Tế, Diễn Đàn Doanh Nghiệp cuối tuần, Tia Sáng, Thế Giới Tiếp Thị…

Hành trình khám phá ẩm thực Sài Gòn của tác giả Ngữ Yên có thể đã kéo dài hơn 20 năm. Cũng trong khoảng thời gian ấy, ông xuất hiện đều đặn trên báoSài Gòn Tiếp Thị ThếGiới Tiếp Thịvới từng vệt bài về chuyện “ăn rong” được độc giả đón nhận, bàn tán, có những bài viết đã tạo ra dư luận.

Hành trình đó của Ngữ Yên cũng được gói lại trong hai cuốn sách Người ăn rong (NXB Trẻ, ấn hành 2006, nay được cấu trúc, nhuận sắc, tái bản với tựa Sài Gòn chở cơm đi ăn phở), Người ăn rong 2 (NXB Văn hóa Văn nghệ, 2013) và cuốn mới nhấtSài Gòn, ồ bỗng ngon ghê!

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tới Sài Gòn rồi ‘chở cơm đi ăn phở’