Tổng thống Rodrigo Duterte đang tái cân bằng chính sách đối ngoại, chuyển từ liên minh lâu đời với Mỹ sang liên minh với Trung Quốc và Nga, hai kẻ thù thời chiến tranh lạnh của Mỹ. Động thái này có thể mang đến nguồn viện trợ “từ trên trời rơi xuống” cho Philippines.
Tháng trước, Tổng thống Duterte đã tuyên bố Philippines muốn từ chối viện trợ quân sự của Mỹ trong công táctuần tra khu vực tranh chấp trên Biển Đông và trong đấu tranh chống nhóm phiến quân Hồi giáo bạo lực ở miền nam Philippines.
Tuần trước, vị tổng thống 71 tuổi cũng đã nói với báo chí Philippines sẽ vượt qua "bên kia rào cản ý thức hệ" và thảo luận về quan hệliên minh với Trung Quốc và Nga.
Trong khi đó,Trung Quốc tuyên bố muốn đàm phán với chính phủ mới của ông Duterte (nhậm chức ngày 30.6) nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền hàng hải gai góc trên Biển Đông. Hồi tháng 8, ông Duterte đã từnggửi một đặc phái viên đến Hồng Kông để tìm cách bắt mốiđàm phán với Trung Quốc về Biển Đông..
Duterte muốn xây dựng cơ sở hạ tầng
Chuyên gia Carl Baker, giám đốc chương trình Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhận xét Bắc Kinh có khả năng cung cấp tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng mà Philippines đang vô cùng cần thiết.
Bắc Kinh đã giúp xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng ở các nước nghèo của Đông Nam Á, từ dự án đường sắt 6 tỉ USD ởLào đến nhà máy lọc dầu đầu tiên cho Campuchia, vì thế nước tiếp theo có thể là Philippines.
Nhà kinh tế học Song Seng Wun tại Ngân hàng CIMB (Singapore) nhận xét: "Về kinh tế, với một quốc gia như Philippines, sau nhiều năm phát triển, mức độ cải thiện cơ sở hạ tầng của nước này vẫn đang bị bỏ ngỏ. Tổng thống Philippines hẳn đã nhìn thấy những gì Trung Quốc bỏ tiền ra xây dựng cho nền kinh tế Đông Nam Á nói chung, đặc biệt cho Myanmar, Lào và Campuchia".
Cơ sở hạ tầng của Philippines vẫn chưa được cải thiện - Ảnh:teoalida.com
Mặc dù Tổng thống Duterte được biết đến với những lời nhận xét thiếu suy nghĩ, tuy nhiên trong vài trường hợp, chính phủ của ông đã cố gắng bình tĩnh. Người dân Philippines chí ít cũng không hoàn toàn quay lưng với chính phủ của họ.
Trung Quốc và Nga mang đến cho Philippines cái gì?
Valenice Balace, 27 tuổi, một doanh nhân chuyên vềcông nghệ phần mềm ở Manila, cho biết: "Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng rất tốt. Tôi nhớ Trung Quốc đã nói sẽ giúp Philippines xây dựng cơ sở hạ tầng. Mỹ cũng từng hứa với chúng tôi như vậy nhưng tôi không thực sự nhìn thấy lời hứa được thực hiện. Ngoài ra về địa lý, chúng tôi gần gũi với Trung Quốc và Nga hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tôi cũng khá lo lắng khi chính phủ quyết định chuyển từ Mỹ sang quan hệ với Trung Quốc và Nga. Trong lịch sử họ không phải là người tốt".
Cácdự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đều nhằm nâng cao vị thế của Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á và hướng tới chiến lược "Một con đường, một vành đai”.
Chiến lược này một mặt giúp phát triển cơ sở hạ tầng cho các nước châu Á, mặt khác cũng mang đến nhiềuhợp đồng cho các doanh nghiệp Trung Quốc đang phải đối mặt với mức tăng trưởng chậm ở quê nhà. Tính đến năm 2015, số tiền đầu tư cho 49 quốc gia trong chiến lược "Một con đường, một vành đai" đã lên đến 14,8 tỉ USD.
Tổng thốngDuterte đã tuyên bố ông dự kiến các liên minh thương mại và những hợp đồng cho thuê đất dài hạn với Trung Quốc và Nga. Trước khi nhậm chức, ông cũng đã cho biết ông có thể sẽ khai thác Trung Quốc để xây dựng hệ thống đường sắt cho Philippines trong nhiệm kỳ sáu năm của ông.
Tổng thống Duterte định dựa vàoTrung Quốc để xây dựng hệ thống đường sắt cho Philippines - Ảnh:GMA News
Philippines khó thu hút đầu tư nước ngoài một phần do thiếu cơ sở hạ tầng. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tắc nghẽn cảng biển ở Manila, thiếu điện ở các khu vực nông thôn và dịch vụ Internet yếu kém.Năm ngoái, chính phủ Philippines đã tăng ngân sách cho cơ sở hạ tầng lên 5% GDP để xây dựng các dự án nhằm khuyến khích xây dựng các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với Nga, các nhà phân tích đánh giá Nga có thể viện trợ cho Philippines về quốc phòng hay một vị trí chiến lược tốt hơn nếu Tổng thống Duterte đàm phán thành công với Mỹ. Trang globalfirepower.com đã xếp Nga đứng thứ 2 thế giới về quân sự sau Mỹ.
Tháng trước, tại hội nghị cấp cao ASEAN tại Lào, ông Duterte đã ngỏ lời với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev về việc “giúp đỡ trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, thương mại".
Các mối quan tâm giữa Mỹ và Philippines
Chuyên gia Carl Baker nói Tổng thống Duterte đang tìm kiếm một chính sách đối ngoại "độc lập" hơn bằng cách mở rộng quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Nga.
Ông Duterte đã tuyên bố Philippines sẽ ngừng cùng với hải quân Mỹ tuần tra trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông sau hai năm hợp tác. Tháng trước, ông đã yêu cầu các cố vấn quân sự Mỹ rời khỏi đảo Mindanao ở miền nam, nơi quân đội Philippines đã tăng cường chiến dịch chống lại quân nổi dậy Hồi giáo từ hồi tháng 7.
Các cố vấn quân sự Mỹ đã làm việc ở Mindanao 14 năm. Tuy nhiên, một số người Philippines lo ngại rằng sự hiện diện của các cố vấn Mỹ chỉ làm cho các tín đồ Hồi giáo tức giận hơn và các chiến dịch của chính phủ thêm phức tạp. Ngược lại, Mỹ cũng rất khó chịu với Tổng thống Duterte khi đặt vấn đề về các vụ giết người ngoài vòng pháp luật trong đấu tranh chống ma túy ở Philippines.
Các binh sĩ Philippines và Mỹ tham gia cuộc tập trận PHIBLEX ở Philippines ngày 7.10.2016 - Ảnh: Bộ Quốc phòng Philippines
Các quan chức ở Washington nói mối quan hệ với Philippines thực chất không có gì thay đổi. Tuy nhiên tuần trước, các nhà lập pháp cấp cao và một nhà ngoại giao Mỹ đã đánh động nguy cơ về quan hệ hai nước.
Ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Đại học Philippines, nhận xét đa số người Philippines vẫn ủng hộMỹ giúp đỡ về quân sự đối với nước họ, đặc biệt là trong các cuộc tuần tra trên Biển Đông.
Ông giải thích: “Quân đội Mỹ giữ vai trò rất quan trọng vào thời điểm này, đặc biệt là khi kế hoạch hiện đại hóa quân đội Philippines về cơ bản chỉ mới bắt đầu. Khi nói đến các chiến dịch bảo đảm an ninh bên ngoài, tôi nghĩ rằng hầu hết dân Philippines mong muốn Mỹ là đối tác bình đẳng với Phillipines".
Minh Thùy