Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2016, Tổng thống Putin khẳng định NATO đe dọa an ninh Nga.

Tổng thống Putin khẳng định NATO đe dọa an ninh Nga

Một Thế Giới | 02/01/2016, 11:30

Trong chiến lược an ninh quốc gia năm 2016, Tổng thống Putin khẳng định NATO đe dọa an ninh Nga.

Chiến lược được ông Vladimir Putin phê duyệt hôm 31.12.2015, trong đó có nội dung nêu rằng việc NATO triển khai quân sự quanh biên giới Nga là “vi phạm các chuẩn mực luật pháp quốc tế”, và Nga đang tăng cường sức mạnh quân đội vì “có những mối đe dọa mới đối với an ninh quốc gia Nga”.  

Tuy nhiên, tài liệu cũng nhấn mạnh rằng Nga vẫn quan tâm đối thoại bình đẳng, duy trì quan hệ tốt với NATO, Mỹ và EU, vì đó là mối quan trọng để lập các cơ chế tuân thủ những thỏa thuận quốc tế về kiểm soát vũ khí, lập cơ sở xây dựng lòng tin, xử lý các vấn đề liên quan vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), mở rộng sự phối hợp chống khủng bố, giải quyết xác xung đột khu vực”.  

Đây là quan điểm mới của Nga đối với NATO trong thời điểm quan hệ giữa phương Tây với Nga xuống cấp nghiêm trọng từ sau cuộc khủng hoảng Ukraine năm 2014.

Tài liệu nêu việc Mỹ và EU ủng hộ cuộc đảo chính ở Ukraine - lật đổ Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych hồi tháng 2.2014 - dẫn đến sự chia rẽ sâu sắc trong xã hội Ukraine và gây ra cuộc nội chiến.

Tài liệu cũng khẳng định sự nổi dậy của tư tưởng chủ nghĩa dân tộc cực hữu cùng sự cố tình tạo ra hình ảnh Nga là “kẻ thù” ở Ukraine, khiến nó “trở thành nguồn bất ổn lâu dài ở châu Âu và trực tiếp là ở biên giới Nga”.

Một quan chức NATO nói với hãng tin CNN rằng, NATO sẽ nghiên cứu chiến lược của Nga và bác bỏ tất cả “những tuyên bố vô căn cứ” cho rằng NATO cùng các chủ trương của khối này là mối đe dọa an ninh Nga.

Chiến lược an ninh quốc gia Nga 2016 cũng nêu “cách mạng màu” và vũ khí sinh học là những mối đe dọa Nga nghiêm trọng.

Dưới đây là vài điểm chính của tài liệu này ngoài 2 nội dung nêu phía trên:

1. “Cách mạng màu” và tham nhũng là những mối họa lớn cho an ninh Nga

“Cách mạng màu” và những hỗn loạn do nó gây ra, sự kích động làm mất đi những giá trị truyền thống và nạn tham nhũng.

Theo tài liệu, thủ phạm là “các tổ chức xã hội cấp tiến mượn danh chủ nghĩa dân tộc và các giáo điều tôn giáo cực đoan, các tổ chức bất vụ lợi (NGO) nước ngoài và quốc tế cùng một bộ phận công dân luôn tìm cách phá hoại chủ quyền lãnh thổ và gây bất ổn chính trị”.

Các mối đe dọa khác còn từ những cơ quan tình báo nước ngoài, các tổ chức khủng bố và các băng đảng tội phạm.

2. Mỹ gây thêm phức tạp bằng mối đe dọa vũ khí sinh học

Theo tài liệu trên, việc ngày càng có nhiều nước có vũ khí hạt nhân (VKHN) cũng là những nguy cơ. Bên cạnh đó, nguy cơ xuất phát từ các nước sở hữu và sử dụng vũ khí sinh học, vũ khí hóa học cũng tăng lên.

Tài liệu viết: “Mạng lưới phòng thí nghiệm quân sự sinh - hóa Mỹ đang mở rộng qua các nước giáp Nga. Chính sách đối ngoại và đối nội độc lập của Nga khiến Mỹ và các đồng minh phản ứng. Mỹ và các đồng minh âm mưu thống trị các vấn đề của thế giới”.  

5. Nga ra điều kiện về giảm thiểu VKHN

Tài liệu nêu rằng Nga có thể sẵn sàng đàm phán để giảm thiểu khả năng hạt nhân của Nga, nhưng phải là trên cơ sở đồng thuận và đối thoại đa phương.

Nga chỉ giảm thiểu tiềm năng hạt nhân nếu như việc này “góp phần tạo ra những điều kiện chính đáng vốn sẽ cho phép sự giảm thiểu VKHN, mà không gây hại cho sự ổn định chiến lược và an ninh quốc tế”.

Cùng lúc, Nga lên kế hoạch phòng chống bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào, bằng cách duy trì khả năng hạt nhân như một biện pháp ngăn chặn. Nhưng Nga chỉ dùng đến giải pháp quân sự này nếu tất cả các giải pháp phi quân sự khác bị thất bại.

6. Chiến tranh tuyên truyền, tình báo

Tài liệu nêu rằng các cơ quan tình báo đang tích cực sử dụng các khả năng chính trị, tài chính, công cụ thông tin vào cuộc đấu tranh giành tầm ảnh hưởng trên toàn thế giới. Chiến lược an ninh Nga chỉ cho phép sử dụng sức mạnh quân sự trong những sự cố mà các biện pháp khác “bảo vệ quyền lợi quốc gia” không đạt hiệu quả.

7. Tính tổn thương của hệ thống tài chính

Sự ổn định của kinh tế Nga đang lâm nguy, chủ yếu vì sức cạnh tranh thấp và là nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên.

Những đe dọa khác là “sự tụt hậu về phát triển các công nghệ hiện đại, tính dễ tổn thương của hệ thống tài chính, sự mất cân đối trong hệ thống ngân sách, sự cạn kiệt nguồn nguyên liệu cơ bản, sức mạnh của kinh tế đen, những điều kiện dẫn đến các hành vi tham nhũng và phạm pháp, cùng sự phát triển không đồng đều của các khu vực”.

Tài liệu nói rằng thực tế là Nga đang lệ thuộc môi trường kinh tế bên ngoài. Việc bị cấm vận kinh tế, những khủng hoảng khu vực và toàn cầu, cùng việc vận dụng sai luật, “sẽ có tác động tiêu cực lên nền kinh tế, và trong tương lai có thể dẫn đến sự thiếu hụt nguồn khoáng sản, nước và các nguồn tài nguyên sinh học”.

Tài liệu ghi nhận: “Tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của các yếu tố chính trị lên tiến trình kinh tế, cùng những toan tính của các nước sử dụng các biện pháp kinh tế, công cụ chính sách tài chính - thương mại - đầu tư và công nghệ để giải quyết những vấn nạn địa - chính trị của họ, làm suy yếu sự ổn định của hệ thống quan hệ kinh tế quốc tế”.

8. Chuyện gì kế tiếp đối với nền kinh tế Nga?

Ý thức được các vấn nạn mà nền kinh tế quốc gia phải đối mặt, chính phủ Nga đã lên những kế hoạch cụ thể tìm ra hướng giải quyết. Nhằm bảo đảm an ninh kinh tế, Nga sẽ cần cân đối ngân sách, phòng chống mất nguồn vốn và giảm lạm phát.

Tài liệu nêu rằng “để chống lại những nguy cơ cho nền kinh tế, chính phủ sẽ thực hiện các chủ trương kinh tế, an sinh xã hội, củng cố hệ thống tài chính, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và sự ổn định của đồng rúp”.

Nga cũng xem trọng việc phát triển quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ và châu Phi.

Vĩnh Thụy (theo CNN, RT)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng về tới Hà Nội, kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana
2 giờ trước Sự kiện
Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Brazil và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana đã thành công tốt đẹp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Putin khẳng định NATO đe dọa an ninh Nga