Toshiba đầu tư vào Fortem Technologies để đối phó với các mối đe dọa mới.
Toshiba đang đầu tư 15 triệu USD vào một công ty khởi nghiệp của Mỹ để phát triển và sản xuất các thiết bị đánh chặn máy bay không người lái có thể theo dõi và bắt giữ mục tiêu một cách tự động.
Cụ thể hơn, tập đoàn Nhật Bản đã đầu tư vào Fortem Technologies ở bang Utah (Mỹ). Hai công ty không tiết lộ việc phân chia quyền sở hữu.
Hai bên sẽ kết hợp các công nghệ của họ để cung cấp các máy bay đánh chặn máy bay không người lái ở cả Nhật Bản và nước ngoài. Toshiba muốn kết hợp công nghệ Fortem Technologies với của mình để phát hiện sóng vô tuyến phát ra từ một vật thể bay.
Tập đoàn Nhật Bản đã thấy các thiết bị đánh chặn máy bay không người lái của mình đang được sử dụng trong các cơ sở như sân bay và nhà máy điện hạt nhân.
Động thái này diễn ra sau các cuộc tấn công khủng bố trên toàn cầu bằng cách sử dụng máy bay không người lái ở nhiều nơi, bao gồm cả các cơ sở xăng dầu, làm dấy lên lo ngại về an ninh toàn cầu.
Tại Venezuela năm 2018 đã xảy ra một vụ ám sát tổng thống bằng cách sử dụng máy bay không người lái có gắn chất nổ. Cùng năm đó, các đường băng tại Sân bay Gatwick ở London (Anh) đã bị đóng cửa sau khi một số báo cáo về các vật thể bay khả nghi được phát hiện gần nó, gây ra sự gián đoạn lớn.
Toshiba ước tính rằng thị trường toàn cầu cho hệ thống đánh chặn máy bay không người lái sẽ mở rộng lên 300 tỉ yên (gần 64 ngàn tỉ đồng) vào năm 2030, so với hàng chục tỉ yên vào 2020. Nhu cầu sẽ tăng đặc biệt để sử dụng tại các nhà máy điện hạt nhân, sân bay, cơ sở chính phủ và sân vận động.
Sự gia nhập của Toshiba vào lĩnh vực này có thể đẩy nhanh hơn nữa việc mở rộng thị trường. Tập đoàn Nhật Bản hy vọng sẽ nâng doanh thu hàng năm từ hoạt động kinh doanh lên 30 tỉ yên vào năm 2030.
Fortem Technologies chuyên về các sản phẩm, hệ thống được sử dụng để bảo vệ chống lại máy bay không người lái và từng làm việc với Bộ Quốc phòng Mỹ. Máy bay không người lái của Fortem Technologies có thể tự động theo dõi mục tiêu và bắt chúng bằng lưới.
Fortem Technologies đã phát triển một thiết bị phát ra sóng vô tuyến có thể phát hiện vị trí của máy bay không người lái, thu nhận các vật thể khác như chim. Toshiba cũng vậy, đã tung ra thiết bị thu sóng vô tuyến phát ra từ máy bay không người lái và xác định hướng, độ cao của một vật thể bay. Cả hai đều hy vọng rằng quan hệ đối tác sẽ nâng cao năng lực hiện có của họ.
Đã có những công nghệ khác để bảo vệ chống lại những máy bay không người lái đáng ngờ, chẳng hạn sử dụng tia laser để bắn hạ chúng. Thế nhưng, các biện pháp như vậy có thể phản tác dụng nếu máy bay không người lái được trang bị vật liệu nổ hoặc vũ khí hóa học. Các loài chim săn mồi như diều hâu và đại bàng cũng có thể được sử dụng để xua đuổi các đối tượng khả nghi, nhưng điều này tương đối tốn kém về chi phí huấn luyện.