Những nhà đầu tư nước ngoài lớn như Samsung, Toyota đang ráo riết "săn tìm" tìm doanh nghiệp nội Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tuy nhiên họ nhận định rằng năng lực cạnh tranh và việc tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam vẫn thấp, chỉ hướng vào thị trường bản địa.

Toyota, Samsung lý giải vì sao doanh nghiệp Việt khó làm nhà cung ứng

tuyetnhung | 09/10/2017, 10:59

Những nhà đầu tư nước ngoài lớn như Samsung, Toyota đang ráo riết "săn tìm" tìm doanh nghiệp nội Việt tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tuy nhiên họ nhận định rằng năng lực cạnh tranh và việc tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam vẫn thấp, chỉ hướng vào thị trường bản địa.

Chi phí là rào cản lớn nhất

Công ty Toyota Việt Nam có khoảng 80% vốn nước ngoài, hoạt động ở Việt Nam đã được 20 năm. Songmột thực tế hiện nay chỉ ra rằng công nghiệp ô tô, xe máy thành lập gần như cùng thời điểm nhưng trong khi xe máy nội địa hóađược 80% thìô tô mới chỉ khoảng 20%.

Lý giải thực trạng này, ông Phạm Anh Tuấn - Trưởng ban Kế hoạch chiến lược của Toyota Việt Nam (TMV) cho rằng nguyên nhân không chỉ ở vấn đề công nghệ mà còn là sản lượng. Tăng trưởng sản lượng ô tô rất thấp, thấp hơn nhiều so với xe máy nên rất khó phát triển.

Khi Toyota mới thành lập, sản lượng ô tô chỉ vài chiếc một ngày và thời điểm đó có rất nhiều doanh nghiệp liên doanh sản xuất ô tô khác. Đến nay tổng sản lượng ô tô ở Việt Nam đạt 300.000 chiếc mỗi năm, trong đó Toyota có khoảng 50.000 chiếc và 4 mẫu xe. Sản lượng thấp nên rất khó nội địa hóa. Nhưng nội địa hóakhông phải là thành tích mà để giảm giá thành. Trong ngành ô tô, nếu sản lượng nhỏ thì dù nội địa hóa, giá vẫn sẽ rất cao. Do đó quan trọng nhất là sản lượng cao thì nội địa hóamới hiệu quả.

Ông Tuấn nhấn mạnh khi chọn nhà cung cấp, Toyota không phân biệt đó là doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài, chỉ cần đáp ứng chất lượng sẽ được chọn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp của Toyota chủ yếu là những doanh nghiệp FDI vốn đã cung cấp cho Toyota ở nước khác vàtheo vào Việt Nam.

"Cũng có xuất hiện những doanh nghiệp Việt Nam như một doanh nghiệp nhựa ở Hà Nội phát triển lên từ việc hỗ trợ công nghiệp cho Honda, sau đó chuyển dần sang làm ô tô. Nhưng rào cản khi làm với doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên là chi phí. Vì sản lượng thấp nên họ rất khó cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của Thái Lan xuất khẩu sang đây.

Việt Nam là một nước có dân số đông, do đó chúng tôi thấy được thị trường Việt Nam sẽ rất lớn, người dân không thể đi xe máy mãi. Toyota đã chọn giải pháp tìm kiếm các doanh nghiệp phụ trợ trong nước. Tuy nhiên tìm không phải dễ, mới đây đã có thêm một doanh nghiệp ở nước ngoài tại Việt Nam sản xuất lốp ô tô", ông Tuấn chia sẻ.

Trước tiên hãy làm nhà cung cấp hạng 2, hạng 3

Trong khi đó ông Bang Hyun Woo - Phó tổng giám đốc Samsung Vietnam cho biết để trở thành nhà cung cấp cho công ty này thì doanh nghiệp Việt phải đạt được một số điều kiện. Hiện naySamsung vẫn phải tự đi tìm các doanh nghiệp Việt Nam làm nhà cung cấp.

Với doanh nghiệp Việt Nam, ông Bang cho rằng cần vượt qua các điều kiện về vốn, quy mô để đạt được các điều kiện tham gia vào chuỗi cung ứng của Samsung. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Namtham gia được vào chuỗi cung ứng là một điều khó khăn. Sản phẩm của Samsung hiệnđược xuất khẩu nhiều nơi trên toàn cầu, tất cả linh kiện phải đạt được sự tin tưởng và chất lượng cao. Để doanh nghiệp nội địa có thể đáp ứng được là một bài toán không hề đơn giản.

Vì vậytheo ông Bang, các doanh nghiệp vừa và nhỏViệt Nam không nên tham vọng làm nhà cung cấp (vendor)cấp 1 của Samsung mà trước tiên, hãy làm nhà cung cấpcấp 2, cấp 3. Sau một thời gian tích lũykinh nghiệm, chất lượng, doanh nghiệp sẽ có đủ tự tin hơn để trở thành nhà cung cấpcấp 1.

Đến nay, Samsung đã có 25 doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp 1 và cuối năm nay sẽ là 29. Trongkhi năm 2015, chỉ có 4 doanh nghiệp Việt là nhà cung cấp cấp 1 của Samsung và trong các cuộc hội thảo mời gọi hợp tác, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thời điểm đó còn cho rằng các yêu cầu về chất lượng, thời gian giao hàng... của Samsung quá cao, khó đáp ứng.

Hiện có khoảng 201 doanh nghiệpđang cung cấp phụ kiện cho 3 nhà máy Samsung tại Việt Nam. Hãng này cho biết tỷlệ nội địa hóa trong các sản phẩm tại Việt Nam của hãng đã tăng từ 35% năm 2014 lên 57% tại thời điểm tháng 4.2017.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toyota, Samsung lý giải vì sao doanh nghiệp Việt khó làm nhà cung ứng