Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng việc taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh.

Luật sư: 'Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là sai luật'

Trí Lâm | 08/10/2017, 16:36

Luật sư Trần Minh Hùng cho rằng việc taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh.

Sau khi bị Bộ GTVT từ chối đề xuất dừng thí điểm Uber, Grab, các hãng taxi ở Hà Nội đã lần lượt dán các bảng hiệu phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT về vấn đề này.

Theo ghi nhận của phóng viên, nhiều hãng taxi truyền thống lớn như Vinasun, Sao Hà Nội... dán băng rôn để phản đối Quyết định 24 của Bộ GTVT với các nội dung như: “50.000 xe thí điểm theo QĐ 24 của Bộ GTVT có doanh thu 18.000 tỉ nhưng chỉ nộp thuế 15,8 tỉ? Ngân sách thất thu ở đâu?”, “Chúng tôi phản đối kế hoạch thí điểm Quyết định 24 của Bộ GTVT có nhiều sai phạm. Yêu cầu dừng ngay việc cấp phù hiệu xe thí điểm vì phá vỡ quy hoạch...”

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biếtnếu đây là hành vi tự phát của các tài xế thì có thể xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Tùy tính chất có thể bị xử lý về mặt hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự về các hành vi trên.

Nếu các chủ hãng xe có sự chủ mưu, chỉ đạo thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi trên, nếu là đồng phạm thì chịu trách nhiệm về hành vi đồng phạm. Vị luật sư cũng cho rằng tài xế khó có thể tự ý dán băng rôn phản đối nếu không có sự cho phép của chủ hãng.

Ngoài ra, ông Hùng cho rằng đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các cơ quan quản lý cạnh tranh có thể xử lý các hành vi trên theo Luật Cạnh tranh. Luật này cấm doanh nghiệp gièm pha doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Theo vị này, căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm sẽ có thể bị xử lý theo Điều 177 Luật cạnh tranh về các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về cạnh tranh và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Cụ thể, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu cảnh cáo, phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh….

"Thị trường cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi chung. Nếu không đổi mới về chất lượng sẽ bị đào thải", ông Hùng nói.

Trước đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội đã có đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, cho rằng trong quá trình thực hiện kế hoạch thí điểm đã bộc lộ nhiều sai phạm và gây ra hệ lụybất ổn cho xã hội.

Đó là Bộ GTVT cố tình không giới hạn số lượng phương tiện tham gia thí điểm mặc dù UBND thành phố Hà Nội và UBND TP.HCM kiên quyết phản đối. Điều này phá vỡ quy hoạch vận tải của địa phương, vi phạm nghiêm trọng chỉ đạo của Thủ tướng.

Hiệp hội này cho rằng có sai phạm trong việc không quản lý logo nhận diện của phương tiện tham gia thí điểm khi các công ty này cố tình không đưa ra quy chuẩn nhận diện đối với các xe tham gia thí điểm, các phương tiện không dán logo làm lực lượng Thanh tra giao thông không thể nhận biết về xe và người lái tham gia thí điểm, gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra và xử lý các lỗi vi phạm.

Theo tính toán của Hiệp hội Taxi Hà Nội, tổng số xe tham gia thí điểm hiện nay cả Uber và Grab là 50.000 xe. Với doanh thu bình quân 30 triệu đồng/xe/tháng, theo công bố của Uber và Grab, thì một tháng doanh thu của mỗi công ty Uber và Grab là 1.500 tỉ đồng. Tổng số thuế phải nộp của một công ty là 67,5 tỉ đồng/tháng, tương ứng với 810 tỉ đồng/năm.

Ngoài ra, với số 20% doanh thu phía Uber và Grab được hưởng thì mỗi năm, dòng tiền từ trong nước chảy ra nước ngoài cho Uber, Grab khoảng 3.600 tỉ đồng, có nghĩa mỗi ngày Uber, Grab đã chuyển ra nước ngoài khoảng 10 tỉ đồng.

Trên cơ sở đó, Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp Kế hoạch thí điểm trong tháng 9.2017, đồng thời tiến hành tổng kết đánh giá ngay các hệ lụycủa Kế hoạch thí điểm gây ra nhiều bất ổn cho xã hội.

Hoài Phong
Bài liên quan
YouTuber đình đám gọi Ai Pin là ‘sản phẩm tệ nhất từng đánh giá’, gây bão mạng xã hội X
YouTuber Marques Brownlee chê bai thậm tệ Ai Pin, thiết bị trí tuệ nhân tạo (AI) của công ty khởi nghiệp Humane, mà anh đặt tiêu đề video là "Sản phẩm tệ nhất mà tôi từng đánh giá đến hiện tại".

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Luật sư: 'Taxi truyền thống căng băng rôn phản đối taxi công nghệ là sai luật'