Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố.
Theo dòng thời sự

TP.HCM áp dụng quy định mới về quản lý lòng đường, hè phố từ ngày 1.1.2024

Tú Viên 28/12/2023 03:42

Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn thực hiện một số quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố trên địa bàn thành phố.

Dự kiến, thành phố sẽ áp dụng quy định mới về quản lý lòng đường, hè phố từ ngày 1.1.2024.

Sở GTVT TP và UBND quận huyện, TP.Thủ Đức là đơn vị xem xét cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố theo quyết định giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Cụ thể, Sở GTVT TP tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, bao gồm dải phân cách, đảo giao thông trên các tuyến đường do sở quản lý.

UBND các địa phương tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do địa phương quản lý.

Mức phí của tuyến đường được xác định theo Điều 2 Nghị quyết 15/2023 và danh mục các tuyến đường được phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố do Sở GTVT và UBND các địa phương ban hành. Trong đó xác định rõ các tuyến đường trung tâm và các tuyến đường không phải trung tâm.

giu-xe-chiem-via-he.jpeg
Việc thu phí sử dụng vỉa hè, lòng đường được tính toán mang lại nguồn thu cho ngân sách TP.HCM hơn 1.500 tỉ đồng mỗi năm-Ảnh: Minh Quân

Sở GTVT TP yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch, giải pháp, lộ trình, phân công trách nhiệm cụ thể, lựa chọn một số tuyến đường, khu vực để triển khai thực hiện trên cơ sở bám sát các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định tại Quyết định 32/2023.

Đồng thời, các đơn vị cần chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực hiện, kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm để nhân rộng.

UBND các địa phương sẽ ban hành danh mục các tuyến đường theo thẩm quyền. Các địa phương cần rà soát, khảo sát, lập danh mục, UBND cấp huyện phải thuyết minh giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp, khả thi cho từng vị trí, đoạn đường dự kiến ban hành.

Bên cạnh đó là tham vấn đồng thuận của tổ chức, cá nhân trên phạm vi ảnh hưởng trực tiếp từ việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố.

Sau khi tổng hợp ý kiến, các địa phương xem xét quyết định ban hành danh mục, công khai trên trang thông tin điện tử, niêm yết tại địa điểm tiếp công dân thuộc Văn phòng UBND cấp xã, cấp huyện tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Đối với các tuyến đường được ban hành danh mục theo thẩm quyền của Sở GTVT, Sở giao Trung tâm Quản lý giao thông công cộng chủ trì, phối hợp với Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ, Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị và các địa phương để rà soát.

Theo Sở GTVT TP, việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa trên địa bàn phải đảm bảo đồng bộ trên từng đoạn tuyến đường, khu vực và phải được địa phương thông qua, thu phí theo quy định.

Phạm vi hè phố để tổ chức kinh doanh dịch vụ, mua, bán hàng hóa phải được giới hạn (bằng gạch màu hoặc vạch sơn phản quang màu vàng, hàng rào) để phân định với các hoạt động khác.

Các tuyến đường có tổ chức thu phí lòng đường hè phố phải có bề rộng từ 3 mét trở lên. Khi tổ chức hoạt động này, hè phố còn lại dành cho người đi bộ phải đảm bảo rộng tối thiểu 1,5 m, thông suốt liên tục và không có chướng ngại vật cản trở.

Đặc biệt, việc này phải hạn chế tối đa thực hiện tại một số vị trí khu vực ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, công sở, trụ sở ngoại giao, cơ sở tôn giáo, y tế, trường học.

Cụ thể, Sở GTVT TP tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, bao gồm dải phân cách, đảo giao thông trên các tuyến đường do sở quản lý. UBND các địa phương tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do địa phương quản lý.

Mức phí quy định cho hoạt động trông giữ xe từ 20.000 - 350.000 đồng/m2/tháng; mức thu phí cho các hoạt động khác từ 20.000 - 100.000 đồng. Mức phí được đề xuất tùy theo giá đất bình quân tại 5 khu vực.

Cụ thể, khu vực 1 gồm: quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố, Khu đô thị mới Thủ Thiêm với 207 tuyến đường.

Khu vực 2 gồm: quận 2 - nay thuộc thành phố Thủ Đức (trừ Khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 6, 7 (trừ Khu A Khu đô thị mới Nam Thành phố), quận 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Bình Tân), có 277 tuyến.

Khu vực 3 gồm: quận 8, quận 9 cũ, quận 12, quận Thủ Đức cũ, quận Tân Phú, quận Gò Vấp có 248 tuyến.

Khu vực 4 gồm: huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi có 125 tuyến.

Khu vực 5 có 11 tuyến đường thuộc huyện Cần Giờ.

Trong đó, khu vực 1 gồm các quận 1, 3, 4, 5, 10, Phú Nhuận, khu A Khu đô thị mới Nam TP, Khu đô thị mới Thủ Thiêm, sẽ có mức thu phí cao nhất. Ngược lại, khu vực 5 là huyện Cần Giờ sẽ có mức thu thấp nhất.

ag.jpeg
Bảng giá thuê vỉa hè, lòng đường ở TP.HCM-Ảnh: Sở GTVT TP.HCM
Bài liên quan
TP.HCM: Nhiều vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng
Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra nhiều vi phạm liên quan đến Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng trong quản lý đầu tư xây dựng tại Khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM áp dụng quy định mới về quản lý lòng đường, hè phố từ ngày 1.1.2024