Hàng loạt dự án trọng điểm sẽ được TP.HCM thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 với nguồn vốn lên đến 83.000 tỉ đồng để phát triển hạ tầng giao thông và kết nối với các tỉnh lân cận.

TP.HCM cần 83.000 tỉ đồng để làm hạ tầng giao thông

Phan Thị Diệu | 24/10/2019, 16:54

Hàng loạt dự án trọng điểm sẽ được TP.HCM thực hiện trong giai đoạn 2021-2025 với nguồn vốn lên đến 83.000 tỉ đồng để phát triển hạ tầng giao thông và kết nối với các tỉnh lân cận.

UBND TP.HCM vừa đề xuất với Bộ Giao thông vận tải về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thôngtrên địa bàn thành phố và một số dự án kết nối với các tỉnh lân cận.

Theo đó, danh mục dự án mà thành phố đề xuất sử dụng vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 gồm 12 dự án với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 45.161 tỉ đồng.Trong đó, dự án sử dụng nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương do địa phương quản lý gồm 4 dự án, với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 5.536 tỉ đồng.

Cụ thể, 4 dự án gồm dự án cải thiện môi trường nước TP.HCM lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi - Tẻ giai đoạn 2; dự án hỗ trợ kỹ thuật cho dự án phát triển giao thông xanh TP.HCM; dự án giao thông đô thị bền vững cho tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM; dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương.

Về dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý gồm 8 dự án, với dự kiến nhu cầu vốn khoảng 39.625 tỉ đồng. Các dự án gồm: cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành; đường Vành đai 3, dự án thành phần 2A (từ cao tốc Bến Lức - Long Thành đến Tỉnh lộ 25B); đường Vành đai 3, dự án thành phần 2B (từ nút giao Lê Văn Việt đến điểm nối vào đường Mỹ Phước - Tân Vạn, tỉnh Bình Dương).

Dự án xây dựng đường Vành đai 3, đoạn Bình Chiểu - Quốc lộ 22; đường Vành đai 3, đoạn Quốc lộ 22 - Bến Lức; hai nút giao trên tuyến nối Tân Tạo - Chợ Đệm; dự án nạo vét luồng Soài Rạp giai đoạn 3; dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long.

Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất danh mục các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố và đầu tư theo hình thức PPP có tính chất liên vùng hoặc kết nối với các tỉnh lân cận là 9 dự án. Những dự án này có nhu cầu vốn giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 37.900 tỉ đồng.

Đó là dự án xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài; đường song song Quốc lộ 50 kết nối TP.HCM với tỉnh Long An; dự án xây dựng đường nối từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía đông đến Xa lộ Hà Nội gồm nút giao thông Bình Thái (đoạn 1 - dự án Vành đai 2); dự án xây dựng đường nối từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng (đoạn 2 - dự án Vành đai 2); dự án xây dựng đường nối từ nút giao An Lập (Quốc lộ 1) đến đường Nguyễn Văn Linh (đoạn 4 - Vành đai 2).

Thêm vào đó là dự án cải tạo mở rộng đoạn Quốc lộ 1 (từ nút giao Tân Kiên đến ranh tỉnh Long An); dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa); dự án nâng cấp Quốc lộ 50, đoạn qua TP.HCM (từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An); dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu).

Như vậy, thành phố cần khoảng83.000 tỉ đồngđể thực hiện các dự án giao thông trên địa bàn và kết nối các tỉnh trong giai đoạn 2021-2025.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM cần 83.000 tỉ đồng để làm hạ tầng giao thông