Tại cuộc họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội do UBND TP.HCM tổ chức chiều 9.11, Phó trưởng Phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương Nguyễn Phương Duy cho biết nhằm chuẩn bị hàng hóa Tết, ngay từ đầu năm TP đã giao sở chủ trì và triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị.

TP.HCM đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm

Tú Viên | 09/11/2023, 22:50

Tại cuộc họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội do UBND TP.HCM tổ chức chiều 9.11, Phó trưởng Phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương Nguyễn Phương Duy cho biết nhằm chuẩn bị hàng hóa Tết, ngay từ đầu năm TP đã giao sở chủ trì và triển khai thực hiện kế hoạch chuẩn bị.

Theo ông Nguyễn Phương Duy, hiện nay diễn biến giá xăng dầu, tỉ giá, giá cả nguyên vật liệu cơ bản... biến động phức tạp, tạo áp lực lớn đối với hoạt động sản xuất trong nước, nhất là đối với hoạt động sản xuất các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu những tháng cuối năm và giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

z4864460436837_8d383fa665c5cfb56aa92290e7e4800a.jpeg
Phó trưởng Phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương Nguyễn Phương Duy phát biểu tại cuộc họp

Riêng doanh nghiệp bình ổn thị trường có sự chuẩn bị chu đáo kế hoạch sản xuất, chuẩn bị nguyên liệu, tuân thủ nghiêm quy định của chương trình, cung ứng đủ, vượt sản lượng, bán đúng giá do Sở Tài chính TP công bố; qua đó, góp phần điều tiết thị trường, không để xảy ra đột biến giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu.

Để chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, TP đã xây dựng kế hoạch và giao Sở Công Thương TP chủ trì tích cực triển khai thực hiện. Theo đó, các tháng cận Tết, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25-43% nhu cầu thị trường. Dự kiến, bình quân mỗi tháng cung ứng 5.000 tấn gạo, 70 triệu quả trứng gia cầm, 2.000 tấn đường, 1.000 tấn thực phẩm chế biến, 2.000 tấn dầu ăn, 10.000 tấn rau củ quả, 6.000 tấn thịt gia súc, 8.000 tấn thịt gia cầm, 200 tấn thuỷ hải sản...

Đồng thời, doanh nghiệp TP sẵn sàng tăng sản lượng trong tình huống khẩn cấp, sẵn sàng bán hàng lưu động đến địa bàn thiếu hàng cục bộ (nếu có). TP kiên quyết không để xảy ra khan thiếu hàng hóa, mất cân đối cung cầu trong mọi tình huống.

Riêng đối với mặt hàng gạo, vừa qua sở đã tổ chức kiểm tra nguồn hàng tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhận định của các đầu mối xuất khẩu gạo, giá gạo thế giới đang trong xu hướng tăng và khó dự đoán do phụ thuộc nhu cầu của các thị trường lớn và tính toán chiến lược của các nước xuất khẩu. Sở theo dõi sát sao diễn biến này.

Về sức mua, dự báo sức mua mùa Tết năm nay tăng khoảng 11-13% so với Tết Quý Mão năm 2023.

Bài liên quan
TP.HCM: Số ca sốt xuất huyết liên tục gia tăng, đã có 1 trường hợp tử vong
Trong những tuần gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn TP.HCM gia tăng và đã có 1 trường hợp tử vong.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ thị trường cuối năm